Dữ liệu mực nước: Chìa khóa để giảm khí thải nhà kính do suy thoái đất than bùn

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/12/2020 | 3:14:36 PM

QLMT - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) công bố kế hoạch chi tiết về biện pháp giúp các quốc gia có thể giữ carbon trong các bể chứa carbon dễ vỡ trên đất liền để giảm lượng khí thải nhà kính.

Kế hoạch hướng dẫn lập bản đồ và bảo tồn đất than bùn xuất hiện trong bối cảnh khoảng 15% đất than bùn trên thế giới đã bị rút cạn chủ yếu để phục vụ cho trồng trọt, chăn thả, lâm nghiệp và khai thác.

Các điểm nóng về suy thoái đất than bùn tập trung chủ yếu ở Châu Âu, Nga và Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Đông Phi và lưu vực Amazon.


Ảnh minh hoạ. TL

Maria Nuutinen, chuyên gia về than bùn hàng đầu của FAO, đồng tác giả của kế hoạch cho biết: "Lập bản đồ các vùng đất than bùn để biết vị trí, mức độ và tiềm năng phát thải khí nhà kính của chúng, có thể giúp các quốc gia lập kế hoạch và quản lý tốt hơn đất đai, nước và đa dạng sinh học của họ, giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng với nó hiệu quả hơn”.

Hướng dẫn lập bản đồ và giám sát đất than bùn của FAO bổ sung cho một công cụ khảo sát trực tuyến hiện có.

Điều này cho phép các quốc gia thành viên lập bản đồ và giám sát nơi các khu vực lưu giữ carbon chính của họ, sử dụng hình ảnh vệ tinh độ nét cao.
Hướng dẫn cũng chỉ ra khi nào cần hành động để ngăn chặn các bể chứa carbon này không bị khô.

Dữ liệu mực nước là chìa khóa

Theo FAO, đối với các quốc gia để giảm thành công khí thải nhà kính và nguy cơ hỏa hoạn do suy thoái đất than bùn, việc giám sát chúng - đặc biệt là mực nước - là chìa khóa.

Nhiệm vụ này yêu cầu kết hợp dữ liệu vệ tinh và mặt đất, cũng như truy cập vào hình ảnh chất lượng cao.

FAO khẳng định: Những vùng đất than bùn đóng vai trò nòng cốt trong điều tiết khí hậu toàn cầu mặc dù chúng chỉ chiếm 3% bề mặt của thế giới, chúng chứa nhiều carbon như tất cả các thảm thực vật.

Nếu chúng bị phá hủy bởi lửa hoặc bị rút cạn, tất cả lượng carbon mà chúng tích lũy được trong hàng ngàn năm có nguy cơ được giải phóng trong một vài thập kỷ.

Indonesia "dẫn đường” về công nghệ lập bản đồ trực tuyến

Công nghệ lập bản đồ trực tuyến của FAO lần đầu tiên được triển khai thành công ở Indonesia - nơi có 40% tổng số vùng đất than bùn nhiệt đới.

Đất nước này đã rất tích cực trong việc thực hiện hành động để thay đổi các hoạt động thoát nước và hành vi phá rừng gây ra những vụ cháy rừng lớn từ những năm 1980.

Công nghệ của FAO cũng sẽ phục vụ nhu cầu của Lưu vực sông Congo bằng cách giúp tránh hỏa hoạn.

Ngoài ra, tại Peru, nước này cũng đã áp dụng hướng dẫn của FAO để bảo vệ và quản lý vùng đất than bùn ven biển, Andean và Amazonia.

Kế hoạch của FAO là sự nỗ lực phối hợp của 35 tác giả chuyên gia đến từ 14 quốc gia và nêu bật kinh nghiệm về đất than bùn nhiệt đới của các nước như Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Congo và Peru, cũng như các vùng ôn đới.
Cần giám sát khẩn cấp than bùn

Theo FAO, để tránh sự xuống cấp và lập kế hoạch phục hồi đất than bùn hiệu quả, vùng đất than bùn cần được lập bản đồ và theo dõi khẩn cấp.

Tuy nhiên, nhận biết đất than bùn không phải là điều dễ dàng, do đó, cần tiếp cận việc lập bản đồ và giám đất than bùn như một bài tập phức hợp và nhiều sắc thái”, ông Hans Joosten, một chuyên gia về than bùn và đồng tác giả của FAO cho biết.

Ông dẫn chứng: "Chẳng hạn, các kiểu thảm thực vật bề mặt chủ yếu là rêu đối với vùng đất than bùn Bắc cực, chủ yếu là lau sậy ở vùng ôn đới, và rừng ngập mặn hoặc rừng đầm lầy ở vùng nhiệt đới".

Các vùng đất than bùn vẫn đang được tìm kiếm, bao gồm một trong những khu vực than bùn nhiệt đới lớn nhất thế giới – diện tích lớn hơn cả nước Anh - trong khu vực Cuvette Centrale xa xôi và khó tiếp cận của rừng mưa nhiệt đới Congo.


Theo Science Daily


Tags dữ liệu mực nước khí thải nhà kính suy thoái đất than FAO

Các tin khác

Từ thân cây thanh long, một loại thực vật phổ biến của Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một loại màng mỏng chitosan làm bao bì đóng gói với đặc tính kháng khuẩn vượt trội.

Theo ước tính, tổng trữ lượng carbon hữu cơ của các thảm cỏ biển ở Việt Nam đạt hơn 878 nghìn tấn, tương ứng với khoảng 3,2 triệu tấn CO2 hoặc 3,2 triệu tín chỉ carbon, có giá trị lên tới hơn 64 triệu USD trên thị trường.

Hiện nay, cầu lương thực của cả nước nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Trồng lúa ba vụ/năm đã giúp cho sản lượng lúa tăng lên đến 14-16 tấn/ha/năm, bù đắp được lượng lúa bị giảm do đất trồng lúa bị sử dụng vào mục đích khác (Nguyễn Bảo Vệ, 2010).

Hệ thống xử lý rác thải y tế bằng công nghệ hấp nhiệt ướt có thể đáp ứng nhu cầu cho các bệnh viện tự xử lý hay các mô hình tập trung từ 0,5 - 1 tấn và 2 - 10 tấn/ngày tùy quy mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục