Thách thức trong định hướng quy hoạch cấp nước ĐBSCL ứng phó với BĐKH

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/12/2020 | 4:23:49 PM

QLMT - Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng kinh tế quan trọng của cả nước, song lại đang gặp nhiều thách thức trong quy hoạch cấp nước ứng phó với Biến đổi khi hậu.

I. THỰC TRANG CẤP NƯỚC ĐBSCL

1.1.Tổng quan về ĐBSCL

Vùng ĐBSCL có tổng cộng 4.067.138 ha đất liền (chiếm 93,9%) và khoảng 245.000 ha lãnh hải (chiếm 6,1%). Diện tích đất liền bao gồm địa giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Các tỉnh vùng ven biển là Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang; tiếp giáp với Vương quốc Campuchia và tỉnh Tây Ninh về phía Bắc, Tp.HCM về phía Đông Bắc; biển Tây về phía Tây Nam và biển Đông về phía Nam và Đông Nam. 



Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 2019, ĐBSCL có 17.273.630 người. ĐBSCL là vùng có sự gia tăng dân số rất thấp, ngay từ giai đoạn 1999-2009 tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 0,64% (trong khi cả nước là 1,17%); đến giai đoạn 2009-2019, tỷ lệ này lại giảm xuống còn 0,05% (so với cả nước là 1,15%), thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước.

Vùng ĐBSCL nằm ở vị trí chiến lược dọc Hành lang kinh tế phía nam của Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng giúp kết nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan. ĐBSCL có vùng biển rộng lớn, gần các tuyến hàng hải chính và kết nối với phần còn lại của khu vực Đông Nam Á và với thế giới.

1.2.Thực trạng cấp nước ĐBSCL

a) Đặc điểm về nguồn nước

Nguồn nước cho Cấp nước có thể lấy từ cả nước mặt và / hoặc nước ngầm, và ngoài ra là nguồn nước mưa. Các khu vực gần bờ biển (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang) thường sử dụng nước ngầm do chất lượng nước mặt không đảm bảo (nhiễm mặn) nhưng cũng lấy nước từ sông ở khu vực trên đất liền, trong khi những vùng này (ví dụ An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang) chủ yếu sử dụng nước mặt. Càng ngày, nước ngầm nông ở các vùng ven biển càng trở nên mặn hơn. Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước có giới hạn với tốc độ tái tạo tự nhiên thấp, là tác nhân gây sụt lún đất. 

* Về Nước mặt

Vùng ĐBSCL với mạng lưới sông, kênh, rạch chằng chịt. Tính chung toàn vùng có 37 con sông lớn, nhỏ với tổng chiều dài khoảng 1.708 Km và 6.700 Km kênh trục tạo nguồn, thau chua, rửa phèn, 3000 Km kênh cấp II, 15.530 Km bờ bao, kênh cấp III, đã góp phần đưa nước đi khắp mọi nơi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng như một phần nước sinh hoạt của nhân dân các địa phương, đây hiện là nguồn nước chính được sử dụng cho Cấp nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải bất kỳ ở đâu cũng có thể sử dụng nước mặt để phục vụ cho sinh hoạt được bởi 2 trở ngại lớn là nước mặt ở 1 số vùng thường bị nhiễm mặn và phèn. Nguồn nước mặt có thể được phân chia thành bao gồm 2 hệ thống:

Hệ thống sông chính:

- Sông Vàm Cỏ: sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, bắt nguồn từ Căm Pu Chia vào Việt Nam với Vàm Cỏ Đông chủ yếu thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh và Vàm Cỏ Tây chủ yếu thuộc địa phận Tỉnh Long An, nơi 2 sông nhập lại là Vàm Cỏ Lớn đổ ra sông Nhà Bè, ra cửa Xoài Rạp và cũng là ranh giới phía Đông của ĐBSCL.

- Sông Mê Công chảy qua ĐBSCL với 2 nhánh là sông Tiền (Mekong) và sông Hậu (Bassac) có tổng lượng nước khoảng 448 tỷ m3/năm. Sông Tiền chảy qua Việt Nam khoảng 225Km qua địa phận các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, chia thành 6 nhánh sông đổ ra biển Đông và cũng là 6 cửa: sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên. 

- Sông Hậu phần chảy qua Việt Nam khoảng 200Km và chia thành 2 nhánh đổ ra biển với 3 cửa Định An, Bát Thát (Ba Sắc) và cửa Trần Đề.

- Ngoài ra còn có sông Bảy Háp, sông Đồng Cùng, sông Ông Đốc, sông Cái Tàu, sông Trèm Trẹm, sông Gành Hào, sông Cửa Lớn, sông Đầm Dơi thuộc khu Vùng Bán đảo Cà Mau.

* Về Nước ngầm

- Công tác khoan dò nước ngầm ở ĐBSCL cho thấy, trước đây nước ngầm chỉ mới khai thác ở Cà Mau, Bạc Liêu, Tân An. Rạch Giá. Nay nước ngầm đã được tìm thấy ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long…. Nhưng trữ lượng không đồng đều, tầng 80-120-180 đã bị ô nhiễm, giảm chất lượng và lưu lượng (khu vực Bạc Liêu, Cà Mau…). Nhìn chung, nước ngầm tại ĐBSCL có diện phân bố rộng, khả năng chứa nước trung bình, chất lượng nước đạt yêu cầu sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, việc phân bố nguồn nước ngầm diễn ra trên diện rộng và không tập trung, một số khu vực đã bị nhiễm mặn nên phải cân nhắc khi khai thác nước ngầm, chỉ có các khu vực không có nước mặt mới được khai thác nước ngầm gồm : Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, các vùng duyên hải ven biển. Tuy nhiên một số khu vực tình trạng khai thác quá mức khiến cho mực nước ngầm bị sụt giảm nghiêm trọng, cần có những biện pháp thích hợp nhằm bổ sung nguồn nước ngầm từ nước mặt và nước mưa.

- Cần xem xét các biện pháp bổ cập nguồn nước ngầm từ nguồn nước mưa như sử dụng giếng tiếp nước gián tiếp, sử dụng phương pháp tiếp nước mưa trực tiếp vào mạch nước ngầm nhằm bổ sung lượng nước khai thác quá mức vào mùa khô để giữ ổn định mực nước ngầm, giảm sự nhiễm mặn, sụt lún.

* Về Nước mưa

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 3 bề (Đông - Nam - Tây) bao bọc biển Đông và vịnh Thái Lan, có thể nói lượng nước mưa ở ĐBSCL khá dồi dào với lượng nước mưa hàng năm từ 1.300 - 2.000mm thay đổi tùy theo địa phương. Hơn 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 - 12 với 2 cực đại vào tháng 7 và tháng 9. Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình là 200-300 mm/tháng với 15 - 30 ngày mưa/tháng.

- Nước mưa là nguồn bổ sung quan trọng và quý giá để cấp nước cho ăn uống sinh hoạt cho nhân dân vùng ĐBSCL, nhất là những vùng ven biển và các vùng bị phèn nặng. Tuy nhiên, hiện nguồn nước này chưa được sử dụng với quy mô lớn (một vài hệ thống với công suất dưới 10.000m3/ngày), mà mới chỉ phổ biến với quy mô hộ gia đình, thông qua các dụng cụ chứa với dung tích nhỏ.

b) Hệ thống cấp nước

Vùng ĐBSCL có khoảng 360 NMN cấp nước tập trung với tổng công suất khoảng  1,1 tr m3/ngày, cấp cho các đô thị và một số KCN trong vùng, trong đó trên 30% NMN sử dụng nguồn nước ngầm và khoảng 70% NMN sử dụng nguồn nước mặt.

- Các NMN đô thị có quy mô công suất từ vừa đến lớn, nguồn nước thô sử dụng là nước mặt và nước dưới đất. Các NMN ngầm thường có công suất vừa phải, không lớn, đa số <10.000 m3/ngày, (có những NMN có công suất lớn Trà Vinh công suất thiết kế 18.000 m3/ngày, TP Cao Lãnh:15.160 m3/ngày).  những NMN mặt lớn như: NMN Cần Thơ 1 công suất 70.000 m3/ngày, NMN Cần Thơ 2 công suất 52.500 m3/ngày, NMN Rạch Giá công suất 50.000 m3/ngày… Các NMN nước mặt chủ yếu khai thác nguồn nước sông Tiền, sông Hậu, sông Cần Thơ và các nguồn sông, rạch khác, thuộc hệ thống sông Cửu Long. Ở vùng ĐBSCL các tỉnh ven biển như sử dụng 100% nước dưới đất, do nguồn nước mặt bị ô nhiễm và nhiễm mặn;

- Tỷ lệ dân số được cấp nước của mỗi đô thị tại các tỉnh, thành khác nhau tương đối rõ rệt, thông thường các đô thị lớn như TP, TX có tỉ lệ dân số được cấp nước cao hơn so với đô thị có quy mô nhỏ như thị trấn, thị tứ, nhất là khu vực ngoại thị, tỷ lệ sử dụng nước của các đô thị cũng còn phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước từ các HTCN tâp trung của các đô thị;

- Tỉ lệ cấp nước trung bình từ HTCN đô thị khoảng 89%, thấp nhất là 50,4% (tỉnh Bến Tre), cao nhất là 95,5% (tỉnh Trà Vinh); Tiêu chuẩn cấp nước trung bình 100 - 120 l/người.ngày; Tỷ lệ thất thoát nước trung bình khoảng 22 -25%. 

II. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC ĐBSCL

2.1.Định hướng cấp nước trong QH xây dựng vùng ĐBSCL (QĐ 1581/QĐ-TTg ngày 9/10/2009)

a) Các dự báo phát triển vùng:

* Về dân số:

- Dự kiến dân số trong vùng đến năm 2020 khoảng 20 - 21 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 7,0 - 7,5 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33 - 35% .

- Dự kiến dân số trong vùng đến năm 2050 khoảng 30 - 32 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 25 - 27 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40 - 50%.

* Về đất xây dựng đô thị và công nghiệp:

- Dự kiến quy mô đất đai xây dựng đô thị: khoảng 100.000 - 110.000 ha vào năm 2020, khoảng 320.000 - 350.000 ha vào năm 2050.

- Dự kiến quy mô đất đai công nghiệp tập trung khoảng 20.000 - 30.000 ha vào năm 2020, khoảng 40.000 - 50.000 ha vào năm 2050.


b) Định hướng cấp nước:

* Nguồn nước:

+ Nguồn cấp nước chính là nước mặt trên sông Hậu và sông Tiền, từ khu vực phía thượng nguồn các sông cách biển trên 50 km. 

+ Nguồn nước ngầm hạn chế tối đa khai thác tập trung quy mô lớn, chỉ sử dụng khi không có các nguồn khác.

* Dự báo nhu cầu dùng nước

+ Khu vực đô thị : tiêu chuẩn cấp nước 120 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100% đến năm 2020.

+ Khu vực nông thôn: tiêu chuẩn cấp nước 80 -100 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100% đến năm 2020.

+ Khu công nghiệp: đạt tiêu chuẩn cấp nước 40m3/ngày/ha với 80% quy mô khu công nghiệp.

+ Tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt dự kiến đến năm 2020 là 2,5-3 triệu m3/ngày. Nhu cầu cấp nước công nghiệp khoảng 600.000 - 1 triệu m3/ngày.

* Giải pháp cấp nước:

Giai đoạn đến năm 2015:

+ Đối với các dự án xây dựng nhà máy nước, trạm cấp nước đang thực hiện, tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh để phục vụ nhu cầu phát triển.

+ Tập trung nguồn vốn hoàn chỉnh và nâng cấp mạng lưới cấp nước. Tăng hiệu quả hệ thống cấp nước hiện có, giảm tối đa thất thoát nước.

Giai đoạn từ 2015 - 2020 (xây dựng công trình cấp nước vùng):

+ Xây dựng nhà máy nước mặt sông Hậu (nhà máy nước sông Hậu I), khu vực Tân Thành - Cần thơ có công suất đợt đầu Q1 = 500.000 m3/ngày, khi có nhu cầu sẽ nâng công suất lên Q2=1.000.000 m3/ngày. Phục vụ cho khu vực vùng hành lang Tây sông Hậu, hành lang ven Biển Đông.

+ Xây dựng nhà máy nước mặt Sông Hậu (nhà máy nước sông Hậu II), khu vực Long Xuyên - An Giang có công suất đợt đầu Q1 = 1.000.000 m3/ngày, khi có nhu cầu nâng công suất lên Q2 = 2.000.000 m3/ngày phục vụ cho khu vực vùng Bán đảo Cà Mau, hành lang biển Tây (Kiên giang, An Giang). Tăng công suất trạm bơm 1 phục vụ cho nhà máy nước sông Hậu I khi nước mặn xâm nhập vượt qua cầu Cần Thơ.

+ Xây dựng nhà máy nước mặt Sông Hậu (nhà máy nước sông Hậu III) khu vực Châu đốc - An Giang có công suất đợt đầu Q1 = 200.000 m3/ngày và khi có nhu cầu nâng công suất lên Q2 = 500.000 m3/ngày phục vụ cho khu vực vùng Tây Bắc hành lang Tây sông Hậu, hành lang biên giới.

+ Xây dựng nhà máy nước mặt Sông Tiền khu vực Cái Bè - Tiền Giang có công suất đợt đầu Q1 = 200.000 m3/ngày (hiện có dự án công suất q = 170.000 m3/ngày) và Q2 = 800.000 - 1 triệu m3/ngày phục vụ cho khu vực khu vực phía Bắc sông Tiền,  hành lang ven biển Đông và một phần Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 500.000 m3/ngày).

2.2.Quy họach cấp nước vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QĐ 2140/QĐ-TTg ngày 08/11/2016)

a) Các chỉ tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020: Tỷ lệ dân cư đô thị loại III trở lên được sử dụng nước sạch đạt 90 - 100%, đô thị loại IV và loại V đạt 90 - 95%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vừng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 25%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt 18%.

- Đến năm 2025: Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 95 - 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 30%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt 15%.

+ Đến năm 2030: Tỷ lệ dân cư đô thị được sử dụng nước sạch đạt 98 - 100%; tỷ lệ dân cư nông thôn tập trung được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước vùng liên tỉnh, cấp nước đô thị đạt 35%; tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân đạt dưới 12%.

b) Tiêu chuẩn cấp nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

* Giai đoạn đến năm 2020:

+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 100 - 130 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 100 - 110 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp tiêu chuẩn cấp nước khoảng 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 80 lít/người/ngày đêm.

* Giai đoạn đến năm 2025:

+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 110 - 150 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 110 - 125 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp tiêu chuẩn cấp nước khoảng 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 90 lít/người/ngày đêm.

* Giai đoạn đến năm 2030:

+ Đối với các đô thị từ loại III trở lên, tiêu chuẩn cấp nước 120 - 160 lít/người/ngày đêm.
+ Đối với các đô thị loại IV và V, tiêu chuẩn cấp nước 120 - 130 lít/người/ngày đêm.
+ Các khu công nghiệp chọn tiêu chuẩn cấp nước 25 - 40 m3/ha/ngày đêm.
+ Khu vực dân cư nông thôn tập trung, liền kề đô thị, tiêu chuẩn cấp nước 100 lít/người/ngày đêm. 

c) Dự báo nhu cầu dùng nước:

- Giai đoạn đến năm 2020: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 1.970.000 m3/ngày đêm, trong đó:

+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.100.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 550.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 320.000 m3/ngày đêm.

- Giai đoạn đến năm 2025: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 2.650.000 m3/ngày đêm, trong đó:

+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.510.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 660.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 480.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn đến năm 2030: Tổng nhu cầu dùng nước khoảng 3.270.000 m3/ngày đêm:
+ Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.890.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 750.000 m3/ngày đêm.
+ Nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 630.000 m3/ngày đêm

d) Phân vùng cấp nước:

- Vùng I - Bắc Sông Tiền: Bao gồm toàn bộ các tỉnh: Long An, Tiền Giang và một phần tỉnh Đồng Tháp.

- Vùng II - Giữa sông Tiền và sông Hậu: Bao gồm toàn bộ các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và một phần tỉnh Đồng Tháp.

- Vùng III - Vùng Tây Nam sông Hậu: Bao gồm toàn bộ các tỉnh/thành phố Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Trong các vùng cấp nước, theo điều kiện nguồn nước chia thành các khu vực: Thuận lợi, ít thuận lợi và khó khăn về nguồn nước làm cơ sở lựa chọn giải pháp cấp nước phù hợp.

đ) Nguồn nước:

- Nguồn nước mặt: Ưu tiên khai thác, sử dụng nguồn nước mặt từ hệ thống sông Tiền và sông Hậu cấp cho các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ứng dụng giải pháp khai thác, truyền dẫn nguồn nước thô bảo đảm hiệu quả kinh tế, đồng thời phải bảo đảm chất lượng nguồn nước theo quy định và đáp ứng yêu cầu bền vững.

- Nguồn nước ngầm: Từng bước giảm khai thác nguồn nước ngầm quy mô vừa và lớn đối với các khu vực có nguồn nước mặt thuận lợi hoặc có hệ thống cấp nước quy mô vùng liên tỉnh; đối với khu vực dân cư phân tán, quy mô nhỏ, trước mắt sử dụng nguồn nước ngầm cấp nước sinh hoạt cho đến khi tiếp cận được với nguồn nước thuận lợi khác.

- Nguồn nước mưa: Rà soát, khai thác điều kiện quỹ đất của địa phương, xây dựng hồ lưu trữ nước mưa, bổ sung nguồn cấp nước cho nhà máy nước hiện hữu khắc phục tình trạng xâm nhập mặn; về lâu dài, kết hợp với hệ thống thủy lợi xây dựng hồ trữ nước quy mô lớn, đa mục tiêu cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

e) Nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh:

Đầu tư xây dựng 05 nhà máy nước quy mô vùng liên tỉnh và kết nối với mạng lưới đường ống truyền tải liên tỉnh cấp nước cho các khu vực nguồn nước bị xâm nhập mặn hoặc khó khăn về nguồn nước. 



(*) Quy mô công suất của từng nhà máy sẽ được xác định phù hợp với diễn biến xâm nhập mặn.

2.3.Định hướng cấp nước trong Điều chỉnh QH xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QĐ 68/QĐ-TTg ngày 15/01/2018)

a) Chỉ tiêu dân số, đô thị hóa, đất xây dựng đô thị, nông thôn, các khu công nghiệp:

- Dự báo dân số, tỷ lệ đô thị hóa: Đến năm 2030 dân số toàn vùng khoảng 18 - 19 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 6,5 - 7,5 triệu người; tương ứng tỷ lệ đô thị hóa 35% - 40% với tốc độ tăng bình quân 2,4% - 3,3%/năm.

- Dự báo đất đai: Đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 70.000 - 90.000 ha, bình quân 90 - 120 m2/người.

- Tập trung nguồn lực để xây dựng nông thôn mới; xây dựng nông thôn theo hướng kết hợp cải tạo không gian cũ với phát triển mới tại các điểm dân cư nông thôn gắn với mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Ưu tiên đầu tư phát triển và khai thác tối đa các khu công nghiệp đã được thành lập đến năm 2030, trong đó tăng cường các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ nông nghiệp, với tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung là 15.000 - 17.000 ha, có thể đạt đến 20.000 - 24.000 ha sau năm 2030

b) Định hướng Cấp nước

- Nguồn nước: cấp trong vùng chủ yếu sử dụng nước mặt từ hệ thống sông Tiền, sông Hậu. Hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm để cấp nước, chỉ sử dụng nước ngầm để cấp nước cho những khu vực phân tán có khó khăn về nguồn nước mặt, những khu dân cư nông thôn với quy mô nhỏ xa mạng lưới cấp nước của vùng.

- Nhu cầu dùng nước: Tổng nhu cầu dùng nước tới năm 2030 khoảng 3.270.000 m3/ngày đêm, trong đó: Nhu cầu dùng nước khu vực đô thị khoảng 1.890.000 m3/ngày đêm; nhu cầu dùng nước khu vực nông thôn tập trung khoảng 750.000 m3/ngày đêm; nhu cầu dùng nước công nghiệp khoảng 630.000 m3/ngày đêm.

- Mạng lưới cấp nước được xác định trên cơ sở nâng cấp các nhà máy nước hiện hữu, xây dựng mới nhà máy nước nhằm đáp ứng nhu cầu cấp nước tại các đô thị có thuận lợi về nguồn nước. Tại các khu vực ven biển không có khả năng khai thác nước mặt như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh,... xây dựng nhà máy nước cấp vùng với quy mô hợp lý trên biên mặn. Tại các khu vực đã đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất lớn cho đô thị, có hồ chứa nước như Kiên Giang, Long An,... xây dựng tuyến ống dẫn nước thô hoặc dẫn nước theo hệ thống kênh mương thủy lợi nhằm giảm việc tập trung xây dựng nhà máy nước lớn dọc hai bên sông Tiền và Sông Hậu. Bổ sung thêm nước sạch từ nhà máy nước cấp vùng cho các khu vực có nhu cầu tiêu thụ nước lớn. Những khu vực nhà máy nước tại các đô thị lớn bị nhiễm mặn vào mùa khô cần xác định vị trí đặt trạm bơm trên biên mặn theo từng kịch bản biến đổi khí hậu.

- Các nhà máy nước cấp vùng gồm: Sông Tiền I (Tiền Giang) công suất 300.000 m3/ngày đêm; Sông Tiền II (Vĩnh Long) công suất 300.000 m3/ngày đêm; cụm nhà máy nước sông Hậu 1 (Cần Thơ) và nhà máy nước Sông Hậu (Hậu Giang) công suất 600.000 m3/ngày đêm; Sông Hậu II (An Giang) công suất 300.000 m3/ngày đêm; Sông Hậu III (An Giang) công suất 150.000 m3/ngày đêm.

2.4.Định hướng cấp nước trong QH vùng ĐBSCL (QĐ phê duyệt nhiệm vụ QH vùng ĐBSCL SỐ 1163/QĐ-TTg) đang triển khai lập quy hoạch (nguồn: Báo cáo quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngày 30/10/2020).

a) Dự báo nhu cầu dùng nước

Bảng: Tiêu chuẩn trong cấp nước sinh hoạt theo cấp đô thị


Bảng : Dự báo tổng nhu cầu nước tại các khu vực cấp nước không thuận lợi


b) Các dự án cấp nước cấp vùng được đề xuất

Ngoài các dự án đã được định hướng trong QH cấp nước Vùng ĐBSCL ở quy mô cấp tỉnh, thì trong QH Vùng ĐBSCL này đề điều chỉnh các dự án cấp vùng. Tổng quan về các dự án đầu tư cấp vùng được đề xuất như dưới đây.

Bảng: Các dự án đầu tư - Cấp nước


Hệ thống cấp nước thô - dùng cho nước sinh hoạt và các TTĐM tại Cà Mau và Bạc Liêu (WS01), tại Hậu Giang và Sóc Trăng (WS02) và tại Bến Tre và Trà Vinh (WS03).

Hệ thống cấp nước thô cấp tiểu vùng cho các phân khu Nhóm III được đề xuất sẽ được phát triển trong giai đoạn lập quy hoạch cho đến năm 2030. Sơ đồ minh họa của các hệ thống được đề xuất được thể hiện trong Hình 7 10. Sau khi hoàn thành, các hệ thống này sẽ cung cấp khoảng 60% nhu cầu nước (thô) trong các phân khu cấp nước Nhóm III. 60% này được coi là nhu cầu sẽ được đáp ứng ngay cả trong trường hợp những năm cực kỳ khô hạn mà không phải khai thác nước ngầm vượt quá sản lượng an toàn.

Việc cung cấp nước thô từ nước mặt dự kiến sẽ được kết hợp với các hệ thống hiện có và các sáng kiến của tỉnh như trữ nước thô, thu hoạch nước mưa và có thể là các công nghệ mới để khử muối. Các đề xuất này phù hợp với Quy hoạch Vùng ĐBSCL tại quyết định 68/QĐ-TT về hệ thống cấp nước vùng: các đề xuất hiện tại đưa ra trong Quy hoạch Vùng ĐBSCL có thể được mở rộng và kết hợp thành một mạng lưới vùng rộng hơn trong tương lai nếu cần.

Là một phần của các dự án đầu tư này, một nghiên cứu sẽ được thực hiện về việc khai thác các nguồn nước thay thế bao gồm nước lợ, nước nhiễm phèn, nước mưa và nước mặn. Về mặt này, các khía cạnh sau đây sẽ cần được xem xét:

+ Công nghệ xử lý nước phải phù hợp để đạt tiêu chuẩn chất lượng cho nước uống và nước sinh hoạt tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường và đảm bảo tính bền vững bao gồm xử lý hoặc xử lý thích hợp đối với bất kỳ chất thải nào như bùn.

+ Các công nghệ được xem xét cũng phải phù hợp để các tỉnh có thể sử dụng vì các tỉnh bị hạn chế về nguồn lực để duy trì các công nghệ có nguồn gốc phức tạp và có thể là công nghệ nước ngoài.

+ Hầu hết các nhà máy xử lý sẽ tuân theo quy trình xử lý truyền thống, nhưng ở những khu vực có nguồn nước không thuận lợi, có thể phải áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến hơn để xử lý nước lợ và nước mặn cho các khu vực xa xôi và các khu vực không có kết nối với các nhà máy nước liên tỉnh.

Là một phần trong các giải pháp cấp nước tiểu vùng, các giải pháp khai thác nước ngầm cũng được thực hiện ở những khu vực khan hiếm nước ngọt. Nghiên cứu cũng sẽ xác định sản lượng an toàn lâu dài của tầng ngậm nước bao gồm cả cái gọi là tầng ngậm nước sâu. Kết hợp với việc xây dựng hệ thống cấp nước vùng, việc khai thác tài nguyên nước ngầm cần được kiểm soát chặt chẽ (xem dự án quản lý tài nguyên nước WM03).

Dự án thí điểm khử muối cho huyện Nam Cần, tỉnh Cà Mau (WS04)

Bán đảo Cà Mau là một khu vực có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và mặn. Hiện tại, nhiều khu vực của bán đảo Cà Mau tiếp tục có nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô khi cách xa các nhánh sông lớn. Khử muối là một quá trình loại bỏ muối từ nước thô có thể thay đổi độ mặn từ nước lợ đến nước biển. Khử muối tốn kém hơn về vốn và chi phí vận hành so với xử lý nước thông thường nhưng trên thế giới thường được áp dụng trong trường hợp nếu phải chuyển/nhập khẩu nước ngọt đắt hơn từ các nguồn từ xa. Phương pháp này có thể được áp dụng cho các vùng sâu vùng xa của ĐBSCL. Phương pháp có thêm lợi thế là có thể dễ dàng kết hợp với sản xuất năng lượng mặt trời bền vững.

Dự án thí điểm khử muối có hai phần chính: (1) Nghiên cứu khả thi và thiết kế xác định vị trí, thiết kế cơ sở và xây dựng kế hoạch hoạt động bao gồm quản lý nước muối, và (2) thực hiện và vận hành nhà máy khử muối. Dự án nhằm đảm bảo nước ngọt cho các mục đích sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, ví dụ như cho các TTĐM mới thành lập.

Hệ thống cấp nước liên tỉnh Sông Tiền 1 (WS05)

Các tỉnh Tiền Giang và Long An có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và mặn. Hiện tại, nhiều khu vực của các tỉnh này tiếp tục có nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô khi cách xa các nhánh sông lớn, hệ thống canh tác thâm canh lúa và nuôi trồng thủy sản mà không xử lý chất thải. Điều này dẫn đến các nguồn nước mặt bị ô nhiễm (bao gồm cả nước mưa) và gia tăng khai thác nước ngầm sẽ tiếp tục gây sụt lún đất. Do đó, cần bổ sung nguồn nước ngọt các mục đích sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.

Xây dựng hệ thống cấp nước liên tỉnh Sông Tiền 1 (huyện Cái Bé), công suất 200.000 m3/ngày trong giai đoạn 2025 và 300.000 m3/ngày trong giai đoạn 2030, bao gồm: Sông Tiền 1 WTP, đường ống dẫn nước qua các tỉnh để cung cấp nước bổ sung cho các tỉnh Tiền Giang và Long An.

Hệ thống cấp nước liên tỉnh dự án Sông Hậu 2 (WS08 - WS06)

Các tỉnh An Giang và Kiên Giang và một phần của thành phố Cần Thơ là một khu vực có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và mặn. Hiện tại, nhiều khu vực của 3 tỉnh tiếp tục có nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô do ở cách xa các nhánh sông lớn, hệ thống canh tác thâm canh lúa và nuôi trồng thủy sản không xử lý chất thải. Điều này dẫn đến các nguồn nước mặt gây ô nhiễm (bao gồm cả nước mưa) và gia tăng khai thác nước ngầm sẽ tiếp tục gây sụt lún đất. Do đó, cần bổ sung nguồn nước ngọt cho các mục đích sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.Xây dựng hệ thống cấp nước liên tỉnh Sông Hậu 2, bao gồm công suất WTP 200.000 m3/ngày trong Giai đoạn 2025 và 300.000 m3/ngày trong Giai đoạn 2030, đường ống dẫn nước qua các tỉnh để cung cấp nước bổ sung cho An Giang, tỉnh Kiên Giang và một phần của Cần Thơ thành phố.


Hệ thống cấp nước thô cấp tiểu vùng cho khu vực Nhóm III.

Hệ thống cấp nước liên tỉnh dự án Sông Hậu 3 (WS09 - WS07)

Các tỉnh An Giang và Kiên Giang là một khu vực có tiềm năng lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và mặn. Hiện tại, nhiều khu vực của 3 tỉnh tiếp tục có nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng vào mùa khô do ở cách xa các nhánh sông lớn, hệ thống canh tác thâm canh lúa và nuôi trồng thủy sản mà không xử lý chất thải. Điều này dẫn đến các nguồn nước mặt gây ô nhiễm (bao gồm cả nước mưa) và gia tăng khai thác nước ngầm sẽ tiếp tục gây sụt lún đất. Do đó, cần bổ sung nguồn nước ngọt cho các mục đích sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ.

Xây dựng hệ thống cấp nước liên tỉnh Sông Hậu 3, bao gồm công suất WTP 100.000 m3/ngày trong Giai đoạn 2025 và 150000 m3/ngày trong Giai đoạn 2030, đường ống dẫn nước qua các tỉnh để cung cấp nước bổ sung cho tỉnh An Giang, Kiên Giang.

Các TTĐM là động lực đổi mới trong cấp và xử lý nước

Các TTĐM được đề xuất phát triển làm đầu mối phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp rộng hơn dự kiến sẽ đóng vai trò dẫn dắt đổi mới trong việc cung cấp một lượng lớn nước thô cần thiết cho chế biến công nghiệp. Các TTĐM như vậy được dự kiến sẽ phát triển và xử lý các nguồn nước mặt của chính họ bằng các công nghệ xanh và hiệu quả về chi phí, độc lập với các yêu cầu của tỉnh (tuần hoàn). Cách làm này cũng sẽ áp dụng cho tất cả các khu công nghiệp mới vì sẽ cấm khai thác nước ngầm cho các khu vực như vậy trong tương lai trên mọi vùng cấp nước.

2.5.Đề xuất của doanh nghiệp cấp nước vùng ĐBSCL



- UBND Tỉnh Tiền Giang có văn bản 3976/UBND-KTTC ngày 18/11/2020 đề xuất "Dự án Trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống chuyền tải” (có thống nhất của các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre).

- Bộ Xây dựng có văn bản số 4946/BXD-HTKT ngày 12/10/2020 Báo cáo Thủ tướng chính phủ về đề xuất dự án "Trạm bơm nước thô Cái Bè và hệ thống chuyền tải”;

+ Mục tiêu dự án: Cung cấp nước thô choc ac nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch hiện hữu và tương lai doc tuyến trên địa bàn ba tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến Tre;

+ Nguồn nước: lấy nguồn nước mặt từ thương nguồn sông Tiền, có dự phòng từ sông Cái cối (nhánh sông Tiền xuất phát từ tỉnh Đồng Tháp);

+ Công suất dự kiến GĐI (2020-2021): 300 ngàn m3/ngày; GĐII (2024 -2025): 500 ngàn m3/ngày;

+ Dự kiến nguồn vốn GĐI: 2300tỷ VND ngoài ngân sách nhà nước bằng hình thức mời gọi đầu tư;

+ Đề xuất Câp nhật nội dung dự án vào Điều chỉnh QH cấp nước vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn 2050; Cập nhật vào nôi dung định hướng cấp nước Đồ án QH vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Và cập nhật vào đồ án QH tỉnh các địa phương đang thực hiện. 

III. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CẤP NƯỚC ĐBSCL



3.1.Nguồn nước

- Nguồn nước mặt ảnh hưởng Biến đổi khí hâu, xân nhập mặn (BĐKH, XNM): Vùng ĐBSCL có 37 con sông lớn, nhỏ với chiều dài khoảng 1.708 Km và 6.700 Km kênh trục tạo nguồn, thau chua, rửa phèn và cấp một phần nước sinh hoạt cho người dân. Tuy nhiên không phải bất kỳ ở đâu cũng có thể sử dụng nước mặt để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất được bởi hai trở ngại lớn là nước mặt ở một số vùng thường bị nhiễm mặn và phèn. Đây là khó khăn lớn cho nguồn nước của vùng.                                                  
- Dự báo xâm nhập mặn theo kịch bản Biến đổi khi hậu cho Việt Nam xâm nhập mặn 60-70km trên sông Tiền và 45-50km trên sông Hậu (thực tế đã xảy ra đô mặn 4-12g/l).
       


- Nguồn nước dưới đất (nước ngầm) Vùng ĐBSCL chưa được đánh giá trữ lượng NDĐ cụ thể cho từng khu vực, hiện trữ lượng đã được phê duyệt tại các tỉnh trong vùng khoảng 250 - 300ngàn M3/ngày. Thực tế đang khai thác khoảng 380-400ngàn M3/ngày và có trên 45.000 giếng  quy mô nhỏ với tổng lưu lượng khoảng 200ngàn M3/ngày. Như vậy, hiện vùng ĐBSCL đang khai thác NDĐ khoảng 600ngàn M3/ngày. (Bản đồ phân vùng nước ngầm Vùng ĐBSCL).

- Ngoài ra, một lượng không nhỏ đang được khai thác cho nông nghiệp (tưới vườn) và nuôi thuỷ sản,... nhưng cần được hạn chế tránh ảnh hưởng lún sụt và nguồn dự phòng.

- Quy hoạch nguồn nước đảm bảo chất lượng nước thô phục vụ cho sinh hoạt và nước cho nông nghiệp chủ yếu theo quy hoạch thủy lợi (có yêu cầu chất lượng khác nhau).

3.2.Nhu cầu dùng nước

- Các QH cấp nước quy mô vùng liên tỉnh chủ yếu dự báo nhu cầu sử dung nước cho các đô thị, các khu công nghiệp và một phần khu dân cư tập trung dọc theo các quốc lộ, vùng ven các đô thị cấp tỉnh (khoảng 30-35% dân cư nông thôn);

- Thực tế tỷ lệ đô thị hóa theo dự báo đến năm 2030: 30-40%. Như vậy còn khoảng 60-70% dân cư nông thôn của vùng ĐBSCL chưa được tình đến trong các dự án cấp nước vùng (và đề xuất theo hướng cấp nước nông thôn);

- Các khu vực đảo chưa được định hướng giải quyết cấp nước an toàn, vẫn theo giải pháp cục bộ từng địa phương tư xây dựng.

3.3. Mô hình cấp nước và nguồn lực đầu tư
- Mô hình cấp nước: mô hình cấp nước cấp vùng hiện chưa có mà chỉ HTCN cho từng đô thị. Các tỉnh chỉ giới hạn việc cấp nước trong địa giới hành chính theo mô hình cấp nước có tính "truyền thống” cho từng đô thị; 

- Trong một tỉnh/tp về cấp nước đô thị, khu công nghiệp có một hoặc nhiều công ty cấp nước thực hiện (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên). Khu vực nông thôn đa phần thuộc trung tâm nước sạch nông thôn;

- Các QH chưa đề xuất mô hình quna3 lý đầu tư hê thống cấp nước vùng (liên tỉnh) trong khi các giải pháp cấp nước liên kết các tỉnh chỉ theo khả năng nguồn cấp nước; 

- Các định hướng cấp nước quy mô vùng liên tỉnh cần đề xuất giải pháp, nguồn lực đầu tư, vai trò quản lý nhà nước (Ttrung Ương và các tỉnh), sự tham gia các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp đảm bảo cấp nước cho toàn bộ người dân và có tính khả thi.

- Đề xuất cơ chế chính sách ưu tiên, đầu tư xây dựng các công trình cấp nước quy mô vùng (liên tỉnh) các tuyến cấp nước (nước thô, nước sạch như một tuyến "quốc lộ cấp nươc”) ứng phó BDKH, nước biển dâng, xâm nhập mặn cho người dân vùng ĐBSCL.

TS. TRẦN ANH TUẤN
Hội Cấp thoát nước Việt Nam


Tags quy hoạch cấp nước ĐBSCL ứng phó với BĐKH quy hoạch cấp nước cấp nước Đồng bằng sông cửu long

Các tin khác

Bùn biogas giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng làm phân bón nếu giải quyết được các hạn chế như pH cao, lượng nước lớn, chứa N dễ bay hơi, dễ thất thoát ra môi trường và chứa vi sinh gây bệnh.

Nhóm sinh viên từ Đại học Quốc gia TP.HCM đã thành công trong việc chế tạo siêu tụ điện từ vỏ sầu riêng, một phát minh có thể hỗ trợ hiệu quả trong y học cổ truyền.

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục