Nghề làm bánh chưng, bánh giầy ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/5/2023 | 3:22:04 PM

QLMT - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký ban hành Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL, đưa nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì, huyện Cẩm Khê, Tam Nông của tỉnh Phú Thọ vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ký ban hành Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, nghề làm bánh chưng, bánh giầy ở TP.Việt Trì, huyện Cẩm Khê, huyện Tam Nông của tỉnh Phú Thọ chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.



Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy tại Lễ hội Đền Hùng và Tuần văn hóa - du lịch Đất Tổ. Ảnh minh hoạ.

Bánh chưng, bánh giầy, tượng trưng cho "Trời tròn - Đất vuông”, gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Hai loại bánh này xuất phát từ câu chuyện huyền sử về lòng hiếu thảo của Hoàng tử Lang Liêu thời Hùng Vương dựng nước.

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, bánh chưng, bánh giầy vẫn được người Việt gìn giữ vẹn nguyên về hình dáng, hương vị và sự trân trọng khi dành dâng cúng tổ tiên. Đến nay, nghề làm bánh chưng, bánh giầy đã phổ biến khắp cả nước, song không có nơi nào tục làm bánh chưng, giã bánh giầy lại trở thành truyền thống văn hóa, phong tục tập quán không thể thiếu trong các ngày lễ, Tết, ngày hội truyền thống với những nghi thức riêng biệt và độc đáo như ở Phú Thọ.

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy ở Phú Thọ được nhiều nơi phát triển, giữ gìn trở thành nghề truyền thống. Hàng năm, tại Lễ hội Đền Hùng, hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy đã thu hút các nghệ nhân của 13 huyện, thành, thị trong toàn tỉnh. Từ các cuộc thi trong lễ hội, những thành phẩm tiêu biểu được chọn làm lễ vật dâng các vị Vua Hùng, dâng Mẫu, dâng các vị thần…, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, khơi gợi niềm tự hào lịch sử, hiếu kính với Tổ tiên...

Đây là hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Theo thể lệ của Ban tổ chức, đội giành giải nhất cuộc thi gói nấu bánh chưng, giã bánh giầy năm nay được làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng lên các Vua Hùng trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm sau.

Theo đó, không gian văn hóa của tục làm bánh chưng, bánh giầy ở Phú Thọ được xác định trải dài từ nơi bánh chưng, bánh giầy được sinh ra là làng Mộ Chu Hạ (nay thuộc thành phố Việt Trì) và làng Trúc Phê (nay thuộc thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông) đến nhiều vùng khác trên địa bàn tỉnh.

Lễ hội Đền Hùng hằng năm đều tổ chức hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy, thu hút đông đảo nghệ nhân toàn tỉnh tham dự. Các sản phẩm đoạt giải sẽ được vinh dự chọn dâng cúng Vua Hùng và các vị tiền nhân.

Yên Hoà 

Tags Nghề làm bánh chưng Bánh giầy Phú Thọ Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Các tin khác

Làng nghề Bàu Trúc nằm ven quốc lộ 1A thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Có lẽ Bàu Trúc phát triển được nghề gốm nhờ mỏ đất, mỏ cát riêng biệt chỉ phù sa sông Quao mới có. Ðất mịn, dẻo; cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti.

Đây là lần thứ năm liên tiếp (2019, 2020, 2021, 2022, 2023) Vườn Quốc gia Cúc Phương giữ danh hiệu cao quý này.

Trong quá trình kiểm tra tăng, giảm đàn động vật rừng gây nuôi tại Khu du lịch Sinh thái Vườn Xoài, lực lượng chức năng ghi nhận có 7 con hổ con mới được sinh sản tại đây.

Mới đây, tại Hải Phòng, 2 cây bàng cổ thụ khoảng 300 năm tuổi trong khuôn viên Trường TH và THCS Xuân Đám (Xuân Đám, Cát Hải, TP Hải Phòng) vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục