QLMT - Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.
Đây không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà còn là một minh chứng rõ ràng cho giá trị toàn cầu của cảnh quan thiên nhiên này.
Vịnh Hạ Long
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tân Văn - nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường), người đã có đóng góp quan trọng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ 2 di sản chia sẻ, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là mẫu hình tuyệt vời về cảnh quan karst nhiệt đới trưởng thành, được định hình bởi quá trình biển ngập chìm và vẫn đang tiếp tục bị biển tác động đến ngày nay. Những ngọn núi đá vôi, hang động kỳ bí và những hòn đảo nhỏ bé đã được thiên nhiên mài dũa qua hàng triệu năm, để lại những dấu ấn không thể phai nhòa trong lòng mỗi du khách khi đặt chân đến đây.
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà bao gồm toàn bộ các giai đoạn của quá trình biển làm ngập chìm karst nhiệt đới cũng như có 3 loại hình hang động chủ yếu (hang hàm ếch biển cổ, hang nền karst cổ và hàm ếch). Vịnh Hạ Long thể hiện các giai đoạn muộn hơn của quá trình biển ngập chìm. Quần đảo Cát Bà bổ sung các giá trị địa chất quan trọng vào di sản thông qua các mẫu hình về các giai đoạn đất liền và liên triều.
Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và 2000 với các giá trị nổi bật về thẩm mỹ và địa chất. Nhưng việc công nhận lần này bởi IUGS một lần nữa khẳng định rằng, những giá trị địa chất của Vịnh Hạ Long không chỉ dừng lại ở mức độ quốc gia hay khu vực, mà còn có tầm ảnh hưởng và ý nghĩa lớn lao đối với toàn cầu.
Quần đảo Cát Bà
Cấu trúc địa chất của khu vực này là kết quả của hàng triệu năm vận động kiến tạo, từ thời kỳ hình thành đá vôi trong môi trường biển nông và ấm cách đây 300 triệu năm, đến sự xói mòn và tạo thành những khối karst kỳ vĩ hiện nay. Những cảnh quan này không chỉ là những chứng nhân lịch sử của Trái Đất mà còn là biểu tượng cho sự bền vững và sức mạnh của tự nhiên.
Việc Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản Địa chất quốc tế cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ những di sản quý báu. Chúng không chỉ thuộc về Việt Nam mà còn là tài sản vô giá của toàn nhân loại. Thế giới đã nhìn thấy và trân trọng những giá trị đó, và chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để bảo vệ và phát huy những giá trị độc đáo này cho các thế hệ mai sau.
Hơn 500 triệu năm lịch sử của sự vận động địa chất đã tạo nên kiệt tác tự nhiên vô giá. Và giờ đây, với sự công nhận của Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những di sản địa chất quan trọng nhất thế giới, không chỉ thu hút du khách mà còn trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà khoa học, những người yêu thiên nhiên và các thế hệ tương lai.
ĐAN VY
Tags
Vịnh Hạ Long
Quần đảo Cát Bà
địa chất toàn cầu
Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.
Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.
Được ví như "bảo tàng địa chất ngoài trời", Quần thể danh thắng Tràng An có hệ sinh thái động thực vật phong phú, độc đáo. Việc bảo tồn, gìn giữ đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch bền vững là yêu cầu cấp bách, đặc biệt là trước những tác động của biến đổi khí hậu và tốc độ phát triển du lịch nhanh chóng như hiện nay.