Voọc chà vá chân đen mới phát hiện tại Đồng Nai quý hiếm như thế nào?

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/10/2021 | 4:29:17 PM

QLMT - Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai cho biết đã hiện 2 cá thể voọc chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) trọng lượng khoảng 8kg/cá thể tại lâm phận quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú thuộc địa giới hành chính ấp 5, xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú.

Voọc chà vá chân đen
Voọc chà vá chân đen là động vật hoang dã siêu quý hiếm

Voọc chà vá chân đen là động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Theo các chuyên gia, voọc chà vá chân đen sinh sống ở khu vực rừng Nam Trường Sơn và vùng núi Campuchia lân cận. 

Loài voọc chà vá chân đen có lông màu đen, mặt trắng, đuôi trắng. Chúng thường bay theo đàn từ 5 - 7 con. Voọc chà vá chân đen thường xuất hiện vào buổi sáng sớm và chiều tối trên những sườn núi đá lưng chừng để tìm kiếm thức ăn.

Do nằm trong nhóm nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ, ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 628/QĐ-TTg về "Phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp bảo vệ các loại linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030”.  Trong những năm qua, giới chức ở nhiều tỉnh thành triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ voọc chà vá chân đen.

Vào hồi tháng 4/2020, một đàn voọc chà vá chân đen ước tính hơn 200 "hạ sơn" tìm nước uống trong những khu rừng ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thiên nhiên.

Voọc chà vá chân đen sinh sống trên núi đá cao từ 600 - 700 m, ẩn trong hốc đá, rất khó bắt gặp. Nhưng, gần đây do nắng hạn kéo dài, các khu rừng trên núi cao không có nước uống và thức ăn, nên đàn Voọc đã di chuyển xuống các vùng thấp hơn để kiếm thức ăn. Nếu không có kế hoạch bảo vệ tốt, đàn voọc dễ bị các đối tượng săn bắn sát hại.

Tùng Lâm

Tags Voọc chà vá chân đen động vật hoang dã

Các tin khác

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn

Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục