Đăk Nông: Ấm lòng tình quân dân trong mùa dịch ở xã Nam Đà

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/8/2021 | 6:57:09 PM

QLMT - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tăng và có 1 số ca bệnh trong cộng đồng nên chính quyền huyện Krông Nô khẩn trương khoanh vùng, truy vết nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Hiện nay, trên toàn huyện Krông Nô có 3 địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Với tinh thần "chống dịch như chống giặc”, các chiến sĩ nơi tuyến đầu của huyện Krông Nô đã và đang căng mình thực hiện nhiệm vụ không quản nắng mưa, nhất là thời tiết Tây Nguyên đang vào mùa mưa nhằm mục đích sớm đưa địa phương trở về trạng thái bình thường mới.

daknong-am-long-tinh-dan-quan-1
Chốt kiểm soát dịch bênh giáp ranh với Thị trấn Đăk Mâm trên tuyến Quốc lộ 28.

Sẻ chia và thấu hiểu với sự vất vả của tuyến đầu chống dịch. Nhiều tổ chức, đoàn thể và người dân đã chung tay làm hậu phương vững chắc, cổ vũ tinh thần cho anh em, cán bộ chiến sĩ. Đã có nhiều sáng kiến, lời động viên cả về vật chất lẫn tinh thần để thể hiện sự gắn bó và chia sẻ giữa người dân với chính quyền. Điển hình là bếp ăn cho những chiến sĩ tuyến đầu do Hội Phụ nữ xã Nam Đà khởi xướng. Những phần cơm được trao tay vội vàng phân bổ tới các chốt nhưng tràn đầy sự ấm áp và sẻ chia như một lời động viên tinh thần, cùng nhau vượt qua đại dịch.

Bếp ăn hoạt động từ 7-19h hằng ngày với 75 suất cơm/bữa được đều đặn gởi tới hỗ trợ lực lượng y tế, chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn xã được chế biến tại nhà của ông Bùi Anh Nguyên – Phó Bí thư Đảng ủy xã do 6 " đầu bếp” là Hội viên Hội Phụ nữ xã Nam Đà đảm nhiệm. Chị Hiên- Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nam Đà cho biết : Hằng ngày, bếp ăn đáp ứng đầy đủ 2 suất ăn trưa và tối cho các lực lượng. Thực đơn được thay đổi liên tục, tấc cả nguyên liệu đều tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh để tiếp thêm sực mạnh cho anh em tuyến đầu chống dịch. Ngoài những khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn, bếp ăn cũng thường xuyên nhận được gạo, lương thực của mạnh thường quân tặng thông qua Mặt trận xã kết hợp với sự chỉnh chu, tỉ mỉ của các hội viên nên các bữa ăn luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, thơm ngon.

daknong-am-long-tinh-dan-quan-2
Bếp ăn có những đầu bếp là Hội viên Hội Phụ nữ xã Nam Đà đảm nhiệm

Ngoài hoạt động của bếp ăn, qua gần 10 ngày giãn cách xã hội. Chính quyền và người dân xã Nam Đà còn có nhiều nghĩa cử tuy mộc mạc, đơn giản nhưng thể hiện sự gắn kết, chia sẻ giữa người dân với chính quyền như Đoàn Thanh niên xã cùng đội ngũ tình nguyện viên thu hoạch nông sản hộ người dân, tình nguyện làm những chàng "sipper” những mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân để hạn chế tối đa người dân ra khỏi nhà. Chính điều này nhận được sự đánh giá cao, sự đồng thuận của người dân tạo tâm lý yên tâm, tin tưởng.

daknong-am-long-tinh-dan-quan-4
Anh "Sipper nghiệp dư” mang giao nhận nhu yếu phẩm cho người dân.

Ngược lại, nhân dân cũng rất chia sẻ và hiểu được sự vất vả của lực lượng chống dịch nên cũng có những động viên về vật chất lẫn tinh thần. Nhà thì tặng bánh, nhà thì tặng anh em chiến sĩ những ly nước mía, trái cây, mì trộn…thông qua những "sipper” là những đoàn viên thanh niên của xã. 

daknong-am-long-tinh-dan-quan-3
Người dân gửi quà tiếp sức cho cán bộ, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch.

Những phần quà được mang tới là mang theo cả tấm lòng của những người hậu phương gởi đên các chiến sĩ nơi tuyến đầu như một lời động viên, tiếp thêm niềm tin , sức mạnh để cùng nhau khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch. Nhờ triển khai nghiêm túc cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ kết hợp với niềm tin, sự ủng hộ tuyệt đối và ý thức của nhân dân trong xã. Đến nay, tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã cơ bản đã được khống chế, không còn nguy có lây lan ra cộng đồng. Đây là thành quả xứng đáng cho khối đại đoàn kết của quân và dân xã Nam Đà.


Hoàng Dương

Tags Đăk Nông tình quân dân xã Nam Đà Covid-19 huyện Krông Nô giãn cách xã hội

Các tin khác

Làng nghề Bàu Trúc nằm ven quốc lộ 1A thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm 10km về hướng Nam. Có lẽ Bàu Trúc phát triển được nghề gốm nhờ mỏ đất, mỏ cát riêng biệt chỉ phù sa sông Quao mới có. Ðất mịn, dẻo; cát cũng rất mịn, hạt nhỏ li ti.

Đây là lần thứ năm liên tiếp (2019, 2020, 2021, 2022, 2023) Vườn Quốc gia Cúc Phương giữ danh hiệu cao quý này.

Trong quá trình kiểm tra tăng, giảm đàn động vật rừng gây nuôi tại Khu du lịch Sinh thái Vườn Xoài, lực lượng chức năng ghi nhận có 7 con hổ con mới được sinh sản tại đây.

Mới đây, tại Hải Phòng, 2 cây bàng cổ thụ khoảng 300 năm tuổi trong khuôn viên Trường TH và THCS Xuân Đám (Xuân Đám, Cát Hải, TP Hải Phòng) vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự