Trẻ em vùng cao Tây Bắc xúng xính sắc màu Xuân

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/1/2021 | 3:41:21 PM

QLMT - Bản sắc dân tộc vùng cao Tây Bắc còn lưu giữ được qua các trò chơi dân gian như: Chơi con quay, đánh khăng, đánh đáo, ném còn... Và đặc biệt nhất là trang phục truyền thống và những lễ hội đầu Xuân.

tre-em-Tay-Bac
Sơn La là vùng đất của 12 dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-3
Những đứa trẻ người Mông ở bản Phiêng Cành, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu náo nức mỗi độ Tết đến Xuân về. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-3-1
Rừng mận, mơ ngay bên quốc lộ 6 thuộc xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-4
Những đứa trẻ cứ hồn nhiên nô đùa dưới bóng hoa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-5
Chơi con quay là một trong những trò chơi dân gian vẫn còn lưu giữ được ở những tỉnh miền núi phía Bắc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-6
Dịp lễ Tết, tụ tập ở sân vận động bản, tụi trẻ con còn chơi đánh khăng đánh đáo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-7
Bản sắc của những dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc còn lưu giữ được qua các trò chơi dân gian như: Chơi con quay, đánh khăng, đánh đáo, ném còn... (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-8
Một phiên chơi bóng chuyền của các chị em ở bản thu hút rất đông 'khán giả.' (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-9
Những em gái Mông đi chơi Tết mới ở Mộc Châu. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-10
Xúng xính đầu Xuân. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-11
Những đồng bạc trên trang phục vừa là trang sức vừa là bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao Tiền. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-12
Cô gái Dao đang chuẩn bị trong cánh gà cho một chương trình biểu diễn nghệ thuật đầu Xuân. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-13
Khèn là nhạc cụ không thể thiếu nếu các chàng trai Tây Bắc muốn tán tỉnh nửa thế giới còn lại. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-14
Những thung lũng hoa mận, mơ trắng xóa trải dài tít tắp đã trở thành thương hiệu du lịch nông nghiệp của Mộc Châu. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-15
Lạc giữa vườn mơ là những sắc màu rực rỡ này. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-15
Chị Kiều Liên, du khách đến từ Hà Nội rất thích thú khi vào rừng mơ được gặp những đứa trẻ dân tộc hồn nhiên và sắc màu tươi vui. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-16
Các sản phẩm nông nghiệp được bày bán ngày càng nhiều ở những điểm đông du khách. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-17
Những em bé Mông ở rừng mận Nà Ka gùi hoa cải đến bán cho du khách hoặc đơn giản chỉ là được chụp ảnh cùng thôi là chúng đã vui rồi. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-18
Đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La đã hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 7 di sản là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đó là nghi lễ lập tịnh của người Dao; Lễ cúng dòng họ của người Mông; Nghệ thuật múa xòe của người Thái; Lễ hội Hết Chá của người Thái, bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu; Nghệ thuật múa khèn của người Mông; Nghi lễ cưới truyền thống của người Dao Tiền; Nghệ thuật tạo hoa văn trên vải của người Mông Hoa, huyện Mộc Châu. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-19
Các loại cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới từ mận hậu, bơ, đào đến hồng giòn... giờ đây không chỉ là sản phẩm nông nghiệp đơn thuần, mà đã và đang trở thành sản phẩm du lịch nổi tiếng để mỗi khi vào vụ, du khách lại tìm đến Mộc Châu. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

nha-o-xanh-VN-20
Những đứa trẻ với trang phục truyền thống đã góp phần lớn giữ gìn bản sắc Tây Bắc trong mắt du khách. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)


Theo Xuân Mai (Vietnam+)

Tags ảnh đẹp trẻ em vùng cao Tây Bắc bản sắc dân tộc vùng cao Tây Bắc trang phục truyền thống

Các tin khác

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa - Thiên nhiên thế giới vào năm 2014. Với tính chất toàn cầu của Di sản này, đã cho ta một góc nhìn rõ hơn về ý nghĩa, vai trò của cảnh quan thiên nhiên trong quá trình hình thành, phát triển Đô thị di sản Ninh Bình mà ta đang hướng tới.

Khám phá Công viên địa chất Lạng Sơn

Vào hồi 15h30, ngày 08/9/2024, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải Hải có diện tích rộng 12.500 ha, tọa lạc tại vùng ngoài đê số 5 và số 6 của huyện Tiền Hải. Ranh giới khu bảo tồn được xác định qua 33 điểm tọa độ.

Thế giới đã một lần nữa ghi nhận sự quý báu của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà khi Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) chính thức công nhận khu vực này là Di sản Địa chất quốc tế, cùng với 99 địa điểm khác trên toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục