Khái niệm Công trình Xanh do Hội đồng Công trình Xanh Hoa Kỳ (United States Green Building Council- viết tắt là USGBC) đưa ra, nhằm nói đến những công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) định nghĩa: Công trình Xanh là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình Xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên cở sở đó WGBC đã đưa ra một loạt tiêu chí tạo nên ngôi nhà "xanh”.
- Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác
- Sử dụng năng lượng thay thế (VD: năng lượng mặt trời)
- Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, phế thải và tái chế, tái sử dụng
- Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình
- Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững
- Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành
- Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành
- Thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường
Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa: Công trình Xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua:
- Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả;
- Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động;
- Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
Hiện tại Việt Nam, có nhiều dự án đã áp dụng tiêu chuẩn xanh cho dự án của mình như HD Mon City
Cùng với các bằng chứng về sự biến đổi khí hậu và nóng lên của trái đất, các tiêu chuẩn về công trình xanh đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới, dưới đây là sơ lược các tiêu chuẩn công trình xanh phổ biến hiện nay:
1. LEED – Leadership in Energy & Environmental Design
Đây là bộ chuẩn công trình xanh của Mỹ, được ban hành bởi USGBC – US Green Building Council. Đây có thể coi là bộ chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy ra không phải là tiêu chuẩn xuất hiện đầu tiên, nhưng với việc thương mại hoá và cho phép đánh giá và chứng nhận các toà nhà bên ngoài nước Mỹ, nó đã nhanh chóng được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
2. BREEAM – BRE Environmental Assessment Method
Đây là bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh xuất hiện đầu tiên trên thế giới, được ban hành bởi BRE (Building Research Establishment) của Anh. Đây là bộ tiêu chuẩn khá uyển chuyển và nếu được chỉnh sửa sẽ phù hợp cho nhiều vùng khí hậu khác nhau. Tuy xuất hiện đầu tiên nhưng do chỉ áp dụng cho các công trình trong phạm vi Vương Quốc Anh nên không được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Hiện BRE đang cố gắng khắc phục điểm yếu này để BREEAM được biết đến nhiều hơn.
3. Green Star
Đây là chuẩn đánh giá công trình xanh tại Úc, được ban hành bởi GBCA – Green Building Council of Australia. Cũng như BREEAM, Green Star chỉ chứng nhận cho các công trình được xây dựng trong phạm vi nước Úc, vì vậy không phổ biến ở các nước khác trên thế giới. Đây có thể xem là phiên bản LEED của nước Úc.
4. Lotus
Cùng với nhận thức về sự biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam cũng đã có bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh đầu tiên, đặt tên là Lotus – Bông sen. Bộ chuẩn này được ban hành bởi VGBC – Vietnam Green Building Council. Vì còn khá mới và chưa được phổ biến rộng rãi, bộ tiêu chuẩn này đang từng bước đi vào thực tiễn ứng dụng.
5. BCA Green Mark
Với tham vọng trở thành đầu tàu về công nghệ kỹ thuật của khu vực và thế giới, Singapore cũng đã rất nhanh nhạy trong việc đưa ra bộ tiêu chuẩn công trình xanh của riêng mình, tên là Green Mark, ban hành bởi BCA – Building and Construction Authority. Với bộ tiêu chuẩn này, Singapore hy vọng sẽ dẫn đầu trong việc phát triển các công trình xanh và chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá dành riêng cho khu vực khí hậu nhiệt đới.
6. Các tiêu chuẩn khác
- CASBEE – đây là tiêu chuẩn công trình xanh của Nhật
- Malaysia Green Building Index – của Malaysia
- LEED India – phiên bản LEED của Ấn Độ
- BREEAM Gulf, BREEAM Europe – phiên bản BREEAM của các nước vùng Vịnh và Châu Âu
- HQE – tiêu chuẩn công trình xanh của Pháp
- VACEE (Hội Môi trường Xây dựng VN)
- EDGE
- Green Mark
- Earthcheck
- Green Globe
- GB Tool
- BEE
- BEAT
- Eco Quantum
- KCL Eco
…
Việc xóa bỏ ranh giới với môi trường tự nhiên trong các công trình xanh còn giúp nâng cao cảnh quan, tạo sự thoải mái và làm tăng chỉ số hạnh phúc cho cư dân. Môi trường sinh thái với không khí trong lành giữa những đô thị lớn sầm uất luôn là điều kiện sống lý tưởng để bảo vệ sức khỏe, tăng tuổi thọ và tạo cuộc sống bền vững. Riêng với chủ đầu tư và các nhà phát triển dự án, công trình xanh đã đáp ứng tốt nhu cầu về thương hiệu, nâng cao năng suất và nhận thức môi trường cho khách hàng, mang lại cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc hơn cho cộng đồng.
Hiểu đúng về công trình xanh
Mặc dù được nhận thức rộng rãi trên thị trường, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, đa phần các chủ đầu tư và nhà phát triển dự án ít chú trọng đến lợi ích lâu dài và tính bền vũng của công trình. Do đó, số lượng công trình xanh được chứng nhận trên toàn quốc mới chỉ dừng lại ở con số 40 công trình sau gần một thập kỷ triển khai. Đây là con số khiêm tốn so với hơn 200 công trình đã được chứng nhận tại Malaysia và gần 900 công trình xanh tại Singapore.
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Công Thịnh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta chưa quan tâm đến việc xây dựng công trình xanh để tiết kiệm năng lượng.
Phát triển công trình xanh về cơ bản là vấn đề tiết kiệm tài nguyên, tạo môi trường sống tốt cho con người. Hiện nay, xu hướng trên thế giới đều tập trung vào tiết kiệm năng lượng (cả vận hành công trình và sản xuất vật liệu xây dựng), vì nhờ đó mà có thể cắt giảm lượng lớn khí thải CO2 trong thời gian dài vận hành công trình. Tuy nhiên, năng lượng là một khái niệm khó nắm bắt, cũng không có hình hài như tiết kiệm nước, vì vậy, việc thực hành tiết kiệm có nhiều khó khăn khi triển khai thực tế, không riêng gì tại Việt Nam.
Về mặt cơ chế chính sách với loại hình công trình xanh, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Quy chuẩn 09, nhưng phần lớn chưa được tuân thủ, công tác thanh kiểm tra cũng hạn chế. Năng lực quản lý của các sở còn rất yếu, nhiều sở còn chưa nắm được những quy định này để cấp phép.
Ông Trần Ngọc Quang, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng, ngoài những trở ngại thường được nhắc tới như thiếu chính sách khuyến khích, hay quan ngại về chi phí đầu tư bán đầu cao, việc thiếu các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng làm nền tảng cũng cản trở phát triển công trình xanh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tìm ra giải pháp xây dựng các kiến trúc xanh hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc quốc gia, phù hợp khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc thù của nước ta là một bài toán khó.
Đại diện Tổ Tư vấn tiết kiệm năng lượng IFC Worldbank Group cho biết, hiện tại, một số ít đơn vị đầu tư xây dựng như Ngân hàng Phát triển đầu tư Việt Nam (BIDV), Liên Hiệp quốc đã chọn hệ thống LEED của Mỹ làm công cụ đánh giá cho công trình của mình là trụ sở BIDV và tòa nhà One của Liên Hiệp quốc. Đây là việc làm có tính tiên phong, thể hiện sự nỗ lực của các tổ chức này, nhằm phổ biến công trình xanh tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn LEED Căn hộ Xanh cho cư dân DIAMOND LOTUS RIVERSIDE, Quận 8, Tp. HCM
Tuy nhiên, LEED là hệ thống dành cho nước Mỹ, nơi có khí hậu và điều kiện đầu tư hoàn toàn khác so với Việt Nam và quan trọng hơn là nhắm nâng cao thương hiệu, đi kèm với đảm bảo giảm chi phí vận hành công trình. Một số nghiên cứu tính toán khí hậu với công trình cho thấy, nếu không có hệ thống công cụ riêng phù hợp với Việt Nam, thì có thể sẽ xảy ra tình trạng đầu tư lãng phí vào các thành tố đóng vai trò thứ yếu trong tiết kiệm năng lượng công trình.
Chẳng hạn như đầu tư giảm hệ số dẫn nhiệt tường tới mức nhỏ hơn 1,8 W/m2.K. Việc này rất hiệu quả tại các nước ôn đới, nhưng ở Việt Nam lại làm tăng đầu tư và hiệu quả nhỏ tới mức thời gian hoàn vốn có thể kéo dài tới… 100 năm. Do đó, khoa học về tính bền vững môi trường, xã hội của công trình đóng vai trò rất lớn cả về kỹ thuật lẫn kinh tế. Đáng tiếc là nền tảng này đang bị quên lãng, nhất là trong giai đoạn bong bóng bất động sản vừa qua.
Theo ông Trần Như Trung, Phó tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Thương mại Thủ đô (Capital House), một dự án "xanh” không có nghĩa chỉ là một công trình được trồng nhiều cây xanh, hay được sơn màu xanh mát mắt như trước đây người ta thường nghĩ, mà xanh ở đây bao hàm ý nghĩa sinh thái và sự thân thiện với môi trường. Từ quy trình thiết kế, xây dựng, vận hành tòa nhà đều bảo đảm hạn chế và ngăn chặn các tác hại đến môi trường tự nhiên, hướng đến việc cải thiện hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải CO2.
Bất kể công trình nào dù thuộc phân khúc cao hay thấp cũng đều có thể tiếp cận với mục tiêu xanh, chỉ khác là giải pháp cho mỗi công trình sẽ khác nhau.
"Chúng ta phải nhìn từ thực tế, một công trình xanh sẽ giúp tiết kiệm năng lượng khi vận hành và điều này thể hiện rõ nhất trên hóa đơn tiền điện của mỗi hộ gia đình trong tòa nhà”, ông Trung cho biết.
Trái ngược hoàn toàn với lo ngại xây dựng công trình xanh rất tốn kém, thực tế, chi phí gia tăng cho việc xây dựng công trình xanh chỉ từ 1 – 5%, phụ thuộc vào mức độ chứng nhận công trình xanh mong muốn và chi phí đầu tư ban đầu. Dựa trên nghiên cứu về các dự án công trình xanh tại Việt Nam, chi phí gia tăng trung bình là 1,8 – 2%. Chi phí gia tăng này bao gồm chi phí cho việc thiết kế và nghiên cứu chuyên sâu, chi phí tư vấn chứng nhận công trình xanh và chi phí cho thiết bị, vật liệu phù hợp các yêu cầu của công trình xanh.
Hiện nay, các sản phẩm và dịch vụ công trình xanh đã trở nên khá phổ biến tại Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhờ sự cải thiện và nâng cao nhận thức của thị trường địa phương. Các nỗ lực từ phía Chính phủ và các cơ quan nhà nước cũng đáng được ghi nhận bằng các hoạt động về tập huấn về Quy chuẩn quốc gia về công trình sử dụng năng lượng hiệu quả (QCVN 09:2013/BXD), hoặc các ưu đãi về hệ số sử dụng đất cho các công trình thân thiện với môi trường tại TP. HCM.
Nguồn: congtrinhxanhvietnam.vn