Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà máy đốt rác phát điện?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 14/1/2024 | 9:22:38 AM

QLMT - Bạn đọc hỏi: Gần đây có một số dự án đốt rác phát điện được xây dựng và đưa vào vận hành như tại Hà Nội, Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dương... Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà máy đốt rác phát điện?

Chuyên trang Quản lý môi trường trả lời:

Theo báo cáo về tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 ngành Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam hiện có 15 nhà máy đốt rác phát điện đang được triển khai xây dựng, trong đó đã có 3 nhà máy chính thức phát điện. Cụ thể như sau:

- Nhà máy xử lý chất thải rắn Cần Thơ của Công ty TNHH Năng lượng Môi trường EB (Cần Thơ) công suất 400 tấn/ngày tại Thành phố Cần Thơ.

- Nhà máy điện rác Sóc Sơn (rác sinh hoạt) với công suất 4.000 tấn/ngày tại Hà Nội. 

- Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng của Công ty TNHH Môi trường Ngôi Sao Xanh, tỉnh Bắc Ninh công suất 180 tấn/ngày (trong đó CTRSH 100 tấn/ngày, CTRCN 80 tấn/ngày, đang vận hành thử nghiệm); 

- Nhà máy điện rác (rác sinh hoạt) ở Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh công suất 300 tấn/ngày, đang vận hành thử nghiệm; 

- Nhà máy điện rác ở Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh công suất 500 tấn/ngày (trong đó CTRSH 350 tấn/ngày, CTRCN 150 tấn/ngày, đang vận hành thử nghiệm); 

- Nhà máy điện rác (rác sinh hoạt) ở Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh công suất 500 tấn/ngày, dự kiến quý 2/2024 vận hành thử nghiệm; 

- Nhà máy điện rác Phú Sơn (Thừa Thiên Huế) công suất 600 tấn/ngày đang vận hành thử nghiệm. 

- Ngoài ra, một số tỉnh thành phố khác như Phú Thọ, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên... đang bắt đầu triển khai các nhà máy xử lý chất thải rắn phát điện.

- Nhà máy đốt rác phát điện 5MW tại Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương của Tổng công ty CP Nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) vừa khánh thành ngày 12/1/2024.

Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường cho biết, tính đến thời điểm cuối năm 2023, cả nước có khoảng 1.712 cơ sở xử lý CTRSH, bao gồm 467 lò đốt CTRSH, 38 dây chuyền sản xuất phân compost, khoảng 1.207 bãi chôn lấp CTRSH, trong đó nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Một số khu liên hợp xử lý hoặc cơ sở xử lý đã áp dụng phương pháp đốt kết hợp thu hồi năng lượng để phát điện hoặc đốt kết hợp chôn lấp và làm phân compost.

CT.QLMT

Tags nhà máy đốt rác phát điện xử lý rác sinh hoạt chất thải rắn đốt rác phát điện

Các tin khác

Cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá đô thị đạt đô thị thông minh, có cơ chế ưu đãi cho các đô thị phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Khoảng cách ly (khoảng cách an toàn về môi trường) của các xí nghiệp công nghiệp tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt.

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết: Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng như thế nào?

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, thế nào là sự phát triển bền vững?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục