Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/8/2021 | 10:34:54 AM

QLMT - Hỏi: Xin chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, du lịch tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào?

Môi trường nhiều nơi bị ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động khai thác du lịch
Môi trường nhiều nơi bị ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động khai thác du lịch
Trả lời: 

Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên.  Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá… Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường. Những hoạt động này có thể là tích cực , song cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là trong các trường hợp không có tổ  chức , quy hoạch hợp lý , sử dụng và bảo vệ cũng như khôi phục tài nguyên và môi trường xác đáng. Dưới đây là các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường:
 
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.

Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.

Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.

Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.

Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.

Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại.

Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại nhất.

Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền...

Nguồn: 200 câu hỏi/đáp về môi trường

Tags tác động tiêu cực môi trường ô nhiễm du lịch môi trường du lịch

Các tin khác

Cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá đô thị đạt đô thị thông minh, có cơ chế ưu đãi cho các đô thị phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Khoảng cách ly (khoảng cách an toàn về môi trường) của các xí nghiệp công nghiệp tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt.

Bạn đọc hỏi: Gần đây có một số dự án đốt rác phát điện được xây dựng và đưa vào vận hành như tại Hà Nội, Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dương... Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà máy đốt rác phát điện?

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết: Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng như thế nào?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục