Cách xác định hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa

  • Cập nhật: Thứ bảy, 17/7/2021 | 9:30:35 AM

Hỏi: Điều 33 Nghị định số 33/2021/NĐ-CP ngày 28-1-2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa quy định: “Phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định từ mép luồng trở ra mỗi bên”. Để xác định hành lang bảo vệ luồng cần xem xét trong 2 trường hợp: Luồng không nằm sát bờ và luồng nằm sát bờ. Xin hỏi, đối với luồng đường thủy nội địa, khi cần xác định hành lang bảo vệ luồng thì khái niệm “luồng không nằm sát bờ” và “luồng nằm sát bờ” được hiểu như thế nào? Có hướng dẫn phương pháp xác định cụ thể hành lang bảo vệ luồng theo 2 trường hợp như trên hay không?

Cách xác định hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
Ảnh minh hoạ
Trả lời: 

Bộ Giao thông vận tải trả lời vấn đề này như sau:

Tuyến đường thủy nội địa gồm có luồng đường thủy nội địa (luồng chạy tàu thuyền) và hai bên hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa.

Khoản 2 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định: "Luồng chạy tàu thuyền là vùng nước được giới hạn bằng hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn”.

Điều 33 Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/1/2021 của Chính phủ quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng được xác định từ mép luồng trở ra mỗi bên.

Luồng không sát bờ là luồng đi ở giữa tuyến đường thủy nội địa, đầm, vụng, vịnh, phá, hồ; gồm luồng, hành lang hai bên luồng và khoảng cách từ mép hành lang vào đến bờ.

Luồng sát bờ là luồng đi lệch về một phía của tuyến đường thủy nội địa hoặc luồng trên kênh, rạch nhỏ. Luồng sát bờ, mép luồng là mép bờ và hành lang bảo vệ luồng là ở trên bờ.

Luồng trên sông, kênh, rạch luôn thay đổi do đó hành lang bảo vệ luồng cũng thay đổi theo, nên luồng đường thủy nội địa có lúc nằm sát bờ, có lúc không nằm sát bờ.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Tags hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa luồng không nằm sát bờ luồng nằm sát bờ

Các tin khác

Bạn đọc hỏi: Gần đây có một số dự án đốt rác phát điện được xây dựng và đưa vào vận hành như tại Hà Nội, Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dương... Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà máy đốt rác phát điện?

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết: Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng như thế nào?

Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, thế nào là sự phát triển bền vững?

Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, gia đình tôi có nên sử dụng lại các chai nhựa nước khoáng, nước ngọt làm chai đựng nước uống không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự