QLMT - Nghiên cứu của nhóm tác giả đã giải quyết được bài toán kỹ thuật trong hoạt động tái chế chất thải rắn, đặc biệt là lốp xe cũ - một trong những loại chất thải khó tái chế nhất, góp phần bảo vệ môi trường.
Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Minh Ngọc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Vật liệu Xanh (Công ty TNHH GTS Innolab) cùng cộng sự đã thành công trong việc cải tiến quy trình nhiệt phân lốp xe cũ, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho ngành tái chế.
Quy trình mới được nhóm nghiên cứu phát triển sau nhiều thử nghiệm tại Nhà máy Năng lượng tái tạo DVA. Bằng cách tính toán chi tiết về quá trình trao đổi nhiệt trong lò quay reactor và ứng dụng công nghệ cắt nhỏ lốp xe, nhóm đã thành công trong việc rút ngắn thời gian gia công nhiệt, giảm chi phí nhiên liệu và tăng sản lượng dầu nhiệt phân. Theo đó, công nghệ cắt nhỏ lốp xe giúp tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, từ đó tối ưu hóa khả năng hấp thụ nhiệt, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Lốp xe được cắt thành các viên nhỏ. Ảnh: Nhóm nghiên cứu
Giải pháp của nhóm nghiên cứu cho phép cải thiện rõ rệt về mặt môi trường khi quy trình nhiệt phân mới không chỉ giảm thiểu khí thải mà còn tận dụng triệt để nguồn khí không ngưng tụ để làm nhiên liệu đốt. Điều này giúp giảm thiểu lượng khí thải thứ cấp, đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành lò nhiệt phân.
Nhóm nghiên cứu hướng đến mục tiêu đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng nhiệt phân các loại chất thải rắn khác như rác thải nhựa, vỏ trái cây, và các sản phẩm nông nghiệp, cũng như nghiên cứu sử dụng thải carbon đen từ quá trình nhiệt phân làm vật liệu mới, vật liệu xanh thân thiện với môi trường.
PGS.TS Nguyễn Minh Ngọc chia sẻ: "Đến nay, chúng tôi đã làm chủ hoàn toàn công nghệ nhiệt phân nói chung và công nghệ nhiệt phân lốp xe nghiền nhỏ nói riêng và sẵn sàng để chuyển giao công nghệ nhiệt phân này cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng”.
TÙNG LÂM
Tags
tái chế
nhiệt phân
lốp xe cũ
chất thải rắn
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.