QLMT - Mới đây, Thế vận hội Paris 2024 đã công bố tiến bộ mới nhất trong chiến lược carbon thấp của thế vận hội.
Bên cạnh tham vọng giảm lượng khí thải carbon tại thế vận hội, ban tổ chức đã phát triển một chương trình tài trợ cho các dự án nhằm tránh và thu giữ lượng khí thải carbon, nhằm mục đích bù đắp lượng khí thải không thể tránh khỏi liên quan đến sự kiện thể thao mùa hè này.
Trong đó, Nhà máy năng lượng mặt trời AMI Khánh Hòa (xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) là nhà máy phát điện duy nhất tại Việt Nam được lựa chọn cung cấp tín chỉ carbon cho Paris 2024.
Ngoài ra, Ban tổ chức Paris 2024 còn tài trợ cho việc thực hiện 9 dự án (tất cả đều gần xích đạo, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu) để thực hiện việc giảm thải và bù đắp carbon cho thế vận hội. Đó là việc lắp đặt hàng chục nghìn hệ thống nấu ăn và cung cấp nguồn nước dễ dàng hơn ở Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya và Rwanda; bảo vệ hàng nghìn ha rừng khỏi nạn phá rừng ở Guatemala và Kenya, đồng thời phục hồi rừng ngập mặn ở Senegal.
Ban tổ chức Thế vận hội Paris 2024 công bố các dự án bù đắp carbon cho sự kiện thể thao này.
Bà Emilie Alberola - Tổng Giám đốc EcoAct Pháp (Nhà tài trợ chính thức cho Thế vận hội Olympic và Paralympic Paris 2024) cho biết: "Là chuyên gia thế giới về thị trường carbon và phát triển dự án, EcoAct tự hào hỗ trợ Paris 2024 trong việc lựa chọn và giám sát 3 dự án đóng góp về khí hậu ở Senegal, Rwanda và Việt Nam (Nhà máy năng lượng mặt trời AMI Khánh Hòa). Những dự án này sẽ không chỉ cô lập carbon và giảm lượng khí thải carbon mà còn mang lại nhiều lợi ích đồng thời cho cộng đồng địa phương, những người đang ở tuyến đầu của biến đổi khí hậu”.
Được biết, Nhà máy năng lượng mặt trời AMI Khánh Hòa có tổng công suất lắp đặt là 50MW. Dự án tạo ra 76.842 MWh điện mỗi năm, sẽ thay thế lượng khí thải nhà kính (GHG) do con người phát thải ước tính khoảng 65.254 tCO2/năm.
Đình Lâm/Báo Khánh Hoà
Tags
AMI Khánh Hòa
Thế vận hội Paris 2024
tín chỉ carbon
năng lượng mặt trời
bù đắp carbon
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.