QLMT - Dự án Rhisotope được triển khai với mục đích ngăn chặn nạn săn trộm bằng cách đưa đồng vị phóng xạ liều thấp vào cơ thể 20 con tê giác sống.
Sau một năm tạm lắng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nạn săn trộm tê giác tại Nam Phi đang gia tăng trở lại. Các công viên động vật hoang dã tại quốc gia này cho biết, tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng do ngân sách hạn hẹp và du lịch giảm sút, buộc họ phải cắt giảm các cuộc tuần tra chống săn trộm. Trước tình hình đó, một nhóm nghiên cứu tại Nam Phi đã triển khai một dự án đột phá nhằm bảo vệ loài tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Dự án Rhisotope được triển khai với mục đích ngăn chặn nạn săn trộm bằng cách đưa đồng vị phóng xạ liều thấp vào cơ thể 20 con tê giác sống. Nhà khoa học James Larkin, thuộc Khoa Vật lý y tế và phóng xạ tại Đại học Witwatersrand, cho biết, công nghệ hạt nhân được sử dụng để đưa các đồng vị phóng xạ vào sừng tê giác, giúp phát hiện chúng bằng các máy giám sát phóng xạ. Hơn 11.000 máy giám sát sẽ được lắp đặt tại các sân bay, bến cảng và cửa khẩu để thực hiện dự án này.
Các nhà nghiên cứu Nam Phi vừa triển khai dự án Rhisotope đưa đồng vị phóng xạ liều thấp vào cơ thể 20 con tê giác sống để ngăn chặn nạn săn trộm
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều tháng nghiên cứu và thử nghiệm để đảm bảo rằng đồng vị phóng xạ không gây hại cho sức khỏe của tê giác cũng như những người chăm sóc chúng. Nhóm bảo tồn tê giác đã tiêm thuốc an thần và khoan một lỗ nhỏ ở sừng của tê giác để đưa vào các đồng vị phóng xạ không độc. Những con tê giác này sẽ được theo dõi chặt chẽ 24/24 trong 6 tháng tới để xác định tính khả thi của phương pháp này.
Nếu dự án Rhisotope thành công, phương pháp này sẽ được mở rộng sang các loài động vật khác như voi, tê tê, và thậm chí là một số loài thực vật. Đây sẽ là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và chống lại nạn săn trộm.
Trước đây, để ngăn chặn nạn săn trộm, các khu bảo tồn thường cưa sừng tê giác. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những con tê giác mất sừng thường giảm phạm vi sống và ít tương tác với đồng loại. Điều này làm giảm khả năng tiếp cận tài nguyên và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của chúng.
Dự án Rhisotope được coi là một giải pháp đột phá và đầy tiềm năng trong cuộc chiến chống săn trộm tê giác tại Nam Phi. Việc ứng dụng công nghệ hạt nhân không chỉ giúp bảo vệ tê giác mà còn mở ra cơ hội bảo tồn cho nhiều loài động vật và thực vật khác. Tuy nhiên, sự thành công của dự án còn phụ thuộc vào sự hợp tác và nỗ lực không ngừng của cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học trên hành tinh này.
TÙNG LÂM (T/h)
Tags
đồng vị phóng xạ
bảo vệ tê giác
sừng tê giác
nạn săn trộm
Nam Phi
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.