QLMT - Một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology đã tiết lộ một thực trạng các quốc gia đang công nghiệp hóa dẫn đầu về mức độ hấp thụ vi nhựa toàn cầu.
Nguồn vi nhựa chính trong thủy sản đến từ chất thải nhựa từ các bãi chôn lấp hoặc bãi rác lộ thiên. Ảnh minh hoạ: ITN
Nghiên cứu này xếp Malaysia ở vị trí cao nhất trong số 109 quốc gia về mức độ hấp thụ vi nhựa mà và chỉ ra rằng hơn 50% lượng vi nhựa được hấp thụ đến từ cá. Malaysia là một trong 10 quốc gia hít phải nhiều hạt vi nhựa trong không khí nhất, với ước tính khoảng 494.000 hạt vi nhựa mỗi ngày trên đầu người.
Giáo sư Xiang Zhao từ Đại học Công nghệ Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, tác giả nghiên cứu, nhận định rằng sự phát triển công nghiệp đã khiến mức độ ô nhiễm nhựa ngày càng tăng.
Các nhà nghiên cứu cho biết "Vi nhựa trong thực phẩm liên quan đến những chất tích lũy từ việc sử dụng nhựa trong sản xuất, chế biến và đóng gói sản phẩm. Trong khi đó, vi nhựa trong không khí chủ yếu bắt nguồn từ sự mài mòn của vật liệu nhựa, chẳng hạn như vật liệu trong lốp xe và các vụ nổ từ các hạt nhựa thủy sinh".
Theo nghiên cứu, nguồn vi nhựa chính trong thủy sản đến từ chất thải nhựa từ các bãi chôn lấp hoặc bãi rác lộ thiên không được quản lý tốt. Những hạt nhựa này có thể ô nhiễm hệ thống nước ngọt và nước mặn, sau đó phân tán qua dòng nước hoặc truyền qua không khí và xâm nhập vào chuỗi thức ăn.
Sự hấp thu vi nhựa trong không khí và chế độ ăn uống đã tăng hơn 6 lần từ năm 1990 đến năm 2018 trên khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ, bao gồm cả Trung Quốc và Mỹ. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng việc loại bỏ 90% mảnh vụn nhựa dưới nước toàn cầu có thể giảm hơn 48% sự hấp thụ vi nhựa ở các quốc gia Đông Nam Á, nơi ghi nhận phần lớn sự hấp thụ vi nhựa của thế giới.
Phát hiện này là lời cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm vi nhựa và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý chất thải nhựa hiệu quả và giảm thiểu việc sử dụng nhựa trong đời sống.
NGỌC HÀ
Tags
vi nhựa
ô nhiễm vi nhựa
chất thải nhựa
hấp thụ vi nhựa
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.