QLMT - Ngày 12/6, trên tạp chí Nature Climate Change các nhà khoa học đã công bố rằng các khí gây hại trong khí quyển đang giảm nhanh hơn dự kiến.
Sự hồi phục của tầng ozone là minh chứng cho thấy hiệu quả của các nỗ lực chung trong việc bảo vệ Trái đất
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra nồng độ của các chất ô nhiễm này trong khí quyển bằng cách sử dụng dữ liệu từ Thí nghiệm Khí quyển Toàn cầu Nâng cao và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Mỹ.
Nghiên cứu tiết lộ mức độ hydrochlorofluorocarbon (HCFC) trong khí quyển - loại khí gây hại tạo ra lỗ hổng trong tầng ozone - đã đạt đỉnh vào năm 2021, sớm hơn 5 năm so với dự đoán.
Nghị định thư Montreal được ký kết vào năm 1987, nhằm loại bỏ dần các chất làm suy giảm tầng ozone, chủ yếu được tìm thấy trong thiết bị lạnh, máy điều hòa và bình xịt dạng aerosol.
Theo đó, các loại CFC độc hại nhất đã bị loại bỏ vào năm 2010 trong nỗ lực bảo vệ tầng ozone - lá chắn bảo vệ sự sống trên Trái đất khỏi tia cực tím có hại từ Mặt trời. Các hóa chất HCFC thay thế chúng dự kiến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào năm 2040.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Luke Western từ Đại học Bristol của Anh, cho biết: "Đây là một thành công toàn cầu to lớn. Chúng tôi thấy mọi thứ đang đi đúng hướng". Ông Western cho rằng sự suy giảm mạnh của HCFC là do hiệu quả của Nghị định thư Montreal, cùng với các quy định quốc gia chặt chẽ hơn và sự thay đổi của ngành công nghiệp trước lệnh cấm các chất ô nhiễm này.
Phát hiện trên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp định quốc tế và sự hợp tác toàn cầu trong việc bảo vệ môi trường. Sự hồi phục nhanh chóng của tầng ozone là minh chứng cho thấy, với nỗ lực chung và chính sách hiệu quả, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho hành tinh.
LÂM HÀ
Tags
tầng ozone
khí nhà kính
khí quyển
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.