QLMT - Đầu mẩu thuốc lá, một trong những tác nhân gây hại lớn đối với môi trường, đang dần trở thành tài nguyên nhờ vào sự sáng tạo của công ty TchaoMégot, có trụ sở tại Pháp.
Vấn đề của đầu mẩu thuốc lá không chỉ đến từ khả năng phân hủy chậm mà còn từ lượng chất độc hại mà nó chứa đựng. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương ở Bỉ, nhận thức về vấn đề này đã thúc đẩy sự ra đời của các sáng kiến thu gom và tái chế đầu mẩu thuốc lá.
Thành phố Ath, thuộc tỉnh Hainaut là một ví dụ điển hình khi chính quyền địa phương đã thiết lập hai điểm thu gom đặc biệt dành riêng cho đầu mẩu thuốc lá. Những nỗ lực này đã được khuyến khích mạnh mẽ từ phía người hút thuốc và các chủ quán cà phê, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Đầu mẩu thuốc lá thu gom sau đó được chuyển đến công ty TchaoMégot, nơi một quy trình tái chế sáng tạo đã được thiết lập. Quá trình này bao gồm việc loại bỏ các phần thuốc lá còn sót lại trong đầu lọc và khử độc bằng máy móc chuyên dụng, mà không cần sử dụng nước, đảm bảo an toàn cho môi trường. Kết quả là một hỗn hợp sẫm màu chứa các chất độc hại như nicotine, asen, thủy ngân và chì sẽ được tách ra và loại bỏ.
Đặc biệt, TchaoMégot không chỉ tập trung vào việc xử lý rác thải là các đầu lọc thuốc lá mà còn khai thác tiềm năng tái sử dụng của chúng. Sợi cellulose trong đầu lọc của thuốc lá sau khi đã khử độc được tái sử dụng thành nguyên liệu sản xuất vật liệu cách nhiệt hiệu quả cho gác mái nhà và đệm bông cho ngành dệt may, thậm chí là áo khoác lông vũ.
Được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương và sự tích cực của cộng đồng, sáng kiến này đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ môi trường sống.
TchaoMégot dự kiến sẽ công nghiệp hóa quy trình tái chế nói trên, cho phép công ty xử lý tới 300 tấn đầu mẩu thuốc lá mỗi năm, đồng thời đang cân nhắc mở rộng hoạt động sang các khu vực khác.
TÙNG LÂM (T/h)
Tags
đầu lọc thuốc lá
nguyên liệu cách nhiệt
tái chế
thuốc lá
đầu lọc
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.