Tình trạng biến mất đáng lo ngại của các cửa sông trên toàn cầu

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/5/2024 | 11:32:34 AM

QLMT - Nghiên cứu mới đây đã hé lộ nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến mất đáng lo ngại của các cửa sông trên toàn cầu.

Được công bố trên tạp chí Tương lai Trái đất, nghiên cứu này là một tín hiệu cảnh báo rõ ràng về sự đe dọa đối với những khu vực quan trọng này, đặc biệt là ở châu Á.

Cửa sông, nơi sông chảy ra biển, không chỉ là nguồn cung cấp thức ăn cho hàng triệu loài cá và chim biển mà còn là danh giới quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển khỏi lũ lụt và sự xâm nhập của biển. Tuy nhiên, trong 35 năm qua, hơn một phần ba trong số những nơi quan trọng này đã chịu sự biến đổi hoặc biến mất hoàn toàn.


Nơi ra vào cảng Sa Kỳ thuộc cửa biển Sa Cần (Quảng Ngãi) dần hẹp lại do bị lấn chiếm. Ảnh: Thanh Niên

Dùng dữ liệu từ vệ tinh, các nhà khoa học đã theo dõi hơn 2000 cửa sông từ năm 1984 đến năm 2019. Kết quả đã làm sáng tỏ sự tổn thất không lường trước được của con người đối với môi trường. Hơn 100.000 ha cửa sông đã bị chuyển đổi thành đất đô thị hoặc nông nghiệp, với 90% diện tích diễn ra tại các quốc gia đang phát triển thuộc châu Á.

Các quốc gia giàu có cũng không tránh khỏi những thách thức này. Tuy nhiên, họ thường có những biện pháp ngăn chặn và phục hồi mạnh mẽ hơn. Điển hình, nước Anh đã đầu tư vào việc tái tạo cửa sông Tees, một nỗ lực không chỉ nhằm giảm nguy cơ lũ lụt và tăng cường khả năng phục hồi sau các thảm họa khí hậu mà còn nhằm bổ sung vào hệ sinh thái biển.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này một cách toàn diện, cần phải có sự hợp tác toàn cầu và sự cam kết từ tất cả các quốc gia, không phân biệt thu nhập. Cần những biện pháp cụ thể và hiệu quả để bảo vệ và phục hồi các cửa sông, bởi chúng không chỉ là một phần của hệ sinh thái biển mà còn liên quan đến sự sống của hàng triệu con người.

LÂM HÀ 

Tags cửa sông biến mất hệ sinh thái phục hồi các cửa sông

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục