Cảnh báo nhiệt độ nước biển tăng đe doạ sự sống của loài bạch tuộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 9/4/2024 | 8:34:48 AM

QLMT - Sốc nhiệt do nhiệt độ nước biển tăng có nguy cơ làm giảm thị lực của bạch tuộc và đe dọa sự tồn tại của loài sinh vật này.

Các nhà nghiên cứu Australia thuộc Đại học Adelaide dẫn đầu đã đưa ra cảnh báo trên trong một nghiên cứu được công bố ngày 5/4.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã xác định 2 loại protein có vai trò quan trọng đối với thị giác của bạch tuộc, trong đó một loại duy trì độ trong của thủy tinh thể và một loại tái tạo các sắc tố trong các tế bào cảm thụ ánh sáng của mắt. Kết quả nghiên cứu quốc tế cho thấy hàm lượng các protein này giảm đáng kể khi nước biển nóng lên, từ đó làm giảm thị lực của bạch tuộc.

Để đưa ra kết luận trên, nhóm nhà khoa học đã cho phôi của bạch tuộc berrima tiếp xúc với các mức nhiệt của nước 19, 22 và 25 độ C để mô phỏng nhiệt độ đại dương vào mùa hè hiện nay và nhiệt độ dự kiến vào mùa hè năm 2100. Gần 70% não của bạch tuộc dành cho việc cảm nhận thị giác, cao hơn 20% so với não bộ của người.


Ảnh minh họa: Daily Mail

Theo tác giả nghiên cứu, bà Qiaz Hua, bạch tuộc sử dụng thị giác để nhận biết chiều sâu, phát hiện sự chuyển động, giao tiếp và phát hiện con mồi và kẻ săn mồi. Do đó, thị lực giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của loài này trong môi trường tự nhiên khi khả năng tìm kiếm thức ăn thấp và nguy cơ trở thành thức ăn của các loài khác gia tăng.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng phát hiện nhiệt độ nước biển nóng lên trong tương lai cũng làm giảm tỷ lệ trứng nở. Nghiên cứu mô phỏng 3 lứa bạch tuộc và kết quả cho thấy 2 lứa không có trứng nở và 1 lứa còn lại chỉ có 50% số trứng nở. 

Bà Qiaz Hua nhấn mạnh nghiên cứu chứng tỏ ngay cả loài sinh vật có khả năng thích nghi cao như bạch tuộc cũng có thể khó tồn tại trước những thay đổi của đại dương trong tương lai.

VĨNH HẢI (T/h)

Tags nước biển bạch tuộc nhiệt độ đại dương

Các tin khác

Trong bối cảnh lũ lụt nghiêm trọng tại Dubai, một cảnh báo mới được đưa ra về nguy cơ bất ổn ngoại giao và những hậu quả khôn lường của công nghệ gieo mây, gây mưa nhân tạo.

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý nước thải, một trong các phương pháp cho thấy hiệu quả đó là sử dụng tháp Air Stripping. Đây là một công nghệ thích hợp để xử lý nước thải có nồng độ Amoni cao và có các thành phần độc hại khác trong nước thải rỉ rác, chế biến thủy sản, chăn nuôi, sản xuất cao su, sản xuất bột cá…

Thông tin ngày 15/4 từ Ban Quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết một đoàn thám hiểm quốc tế đã phát hiện 22 hang động mới cùng 3 hang động được khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame (Hoa Kỳ) đã phát triển lớp phủ kính mới giúp ngăn chặn tia UV và tia hồng ngoại, giảm nhiệt độ phòng và giảm tiêu thụ năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục