Phát triển điện gió ngoài khơi Cần Giờ cung cấp nguồn năng lượng sạch đa năng

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/4/2024 | 2:57:44 PM

QLMT - Hội thảo Khoa học Phát triển điện gió ngoài khơi Cần Giờ, tổ chức bởi Liên Hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật TP.HCM vào ngày 4/4 đem đến những thông tin hứa hẹn trong lĩnh vực năng lượng sạch tại Việt Nam.

Sự kiện thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học và đơn vị nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực này.

Theo ông Đặng Quốc Toản, đại diện Công ty Năng Lượng Châu Á, đơn vị nghiên cứu, dự án có diện tích rộng khoảng 325.123 ha và công suất xấp xỉ 6.000MW, không chỉ đảm bảo cung cấp nguồn điện sạch cho lưới điện quốc gia mà còn giảm phát thải hơn 200 triệu tấn cacbon trong vòng đời của dự án.

Dự kiến, dự án sẽ được triển khai từ năm 2025 đến 2040, chia làm 4 giai đoạn đầu tư.


Ảnh minh hoạ. ITN

Nhà máy Điện gió ngoài khơi Cần Giờ khi được triển khai sẽ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất green hydrogen, ammonia và cung cấp điện sạch cho tàu đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ, giúp giảm phát thải khí cacbon, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp và giao thông vận tải.

Dự án cũng được đánh giá sẽ tạo ra hàng chục ngàn việc làm trong suốt vòng đời của dự án, đồng thời thu về hàng tỉ đôla cho các nhà thầu trong nước, góp phần vào chiến lược trung hòa cacbon của TP.HCM và Việt Nam theo cam kết của chính phủ tại COP26.

Tuy nhiên, theo Sở Công thương TP.HCM, dự án này hiện chưa có trong quy hoạch, đòi hỏi sự quan tâm và hỗ trợ từ các cơ quan chính trị và ngành công nghiệp để có thể thực hiện một cách hiệu quả và bền vững trong tương lai.

ĐAN VY

Tags điện gió ngoài khơi năng lượng sạch Cần Giờ

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục