QLMT - Thông tin từ Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California cho biết có một nguồn vật liệu quý giá có thể phát triển kháng sinh mới từ một số loài nấm dưới biển sâu.
Ảnh minh hoạ. ITN
Đó là kết quả nghiên cứu lớn nhất về DNA của sinh vật biển tại vùng chạng vạng của đại dương - nơi xa nhất dưới đại dương mà ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới. Nơi đây có môi trường khắc nghiệt như áp suất cao, thiếu ánh sáng và nhiệt độ lạnh, đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của một số loại nấm có gen phát triển mạnh và phong phú.
Fabio Favoretto, nghiên cứu sinh tại viện Hải dương học Scripps nhấn mạnh rằng sự đa dạng sinh học ở vùng này cung cấp cơ hội cho việc phát hiện các loại nấm mới có khả năng sản xuất kháng sinh tương tự penicillin.
Danh mục DNA sinh vật biển mới chứa hơn 317 triệu nhóm gen được tổng hợp từ các mẫu thu thập trong chuyến thám hiểm kéo dài 4 năm. Nhà sinh vật học Elisa Laiolo, tác giả chính của bài báo mô tả danh mục, cho biết sự tiến bộ công nghệ đã mở ra cơ hội nghiên cứu sâu hơn về đa dạng gen và khả năng phát triển kháng sinh mới.
Theo Carlos Duarte, giáo sư khoa học biển và đồng tác giả của nghiên cứu, một phát hiện quan trọng khác được thực hiện trong quá trình lập danh mục là vai trò của virus trong việc thúc đẩy sự đa dạng gen. "Các virus tự xâm nhập và di chuyển gen từ sinh vật này sang sinh vật khác. Điều đó có nghĩa là virus tạo ra sự đa dạng sinh học về gen và điều đó đẩy nhanh quá trình tiến hóa của chúng” - Carlos Duarte chia sẻ.
Việc phát hiện này mở ra triển vọng cho việc nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học dưới biển sâu, đồng thời giúp theo dõi tác động của khủng hoảng khí hậu và hoạt động con người đối với môi trường biển.
LÂM HÀ
Tags
vật liệu kháng sinh
đại dương
loài nấm
DNA
sinh vật biển
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.