Thái Nguyên: Chấp thuận dự án pin năng lượng mặt trời 11.067 tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ năm, 22/2/2024 | 2:24:47 PM

QLMT - Ban Quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên đã tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Dự án Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam).

Trina Solar Cell (Việt Nam) thuộc Tập đoàn Trina Solar - một trong những tên tuổi hàng đầu trong ngành công nghiệp pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc, đầu tư tại Khu Công nghiệp Yên Bình, TP. Phổ Yên, Thái Nguyên. 


Đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện Công ty TNHH Trina Solar Cell

Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 11.067 tỷ đồng (tương đương 454 triệu USD), dự án có quy mô sản xuất ấn tượng, bao gồm sản xuất thanh silic đơn tinh thể 11.570 tấn/năm và sản xuất tấm silic đơn tinh thể 555 triệu sản phẩm/năm, cùng sản xuất tấm tế bào quang điện (pin năng lượng mặt trời) lên đến 560 triệu tấm/năm.

Theo kế hoạch, dự án sẽ bắt đầu khởi công vào tháng 5-2024 và dự kiến hoàn thành từ tháng 3-2025. Khi hoạt động, dự án này dự kiến sẽ tạo ra giá trị sản lượng hàng hóa từ 2,7-2,8 tỷ USD/năm, cùng với việc cung cấp việc làm cho trên 4.300 lao động.

Đây không phải là lần đầu tiên Tập đoàn Trina Solar đầu tư tại Thái Nguyên. Trước đó, họ đã triển khai 2 dự án khác tại Khu công nghiệp Yên Bình, với tổng vốn đầu tư 478 triệu USD, bao gồm sản xuất tấm tế bào quang điện (pin năng lượng mặt trời) và sản xuất thanh Silic và tấm Silic đơn tinh thể. Cả hai dự án đều được thực hiện với công nghệ cao và thân thiện với môi trường, đồng thời tạo ra việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động.

Dự án Trina Solar Cell (Việt Nam) tại Thái Nguyên là một sự kiện quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Việt Nam.


ĐAN VY

Tags Thái Nguyên pin năng lượng mặt trời năng lượng mặt trời Trina Solar Cell

Các tin khác

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Nghiên cứu mới đây đã hé lộ nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến mất đáng lo ngại của các cửa sông trên toàn cầu.

Nhà máy Điện rác Sóc Sơn đã đi vào vận hành 5 lò đốt, với công suất tiếp nhận và xử lý từ 4.000 đến 5.000 tấn/ngày, công suất phát điện là 90MW.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự