QLMT - Ngày 15/1/2024, Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á đã tổ chức Hội thảo chuyên đề "Hoạt động tái chế thủy tinh tại Việt Nam" tại Hà Nội nhằm tìm kiếm giải pháp hiệu quả và bền vững.
Đại biểu tham gia trao đổi tại hội thảo
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh ngày càng nhiều diện tích đất bị ô nhiễm và nguồn tài nguyên giảm thiểu, vấn đề quản lý rác thải đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của cả cộng đồng. Nhận thức về sự quan trọng của việc tái chế ngày càng tăng.
Phát biểu tại hội thảo, ông Mai Thanh Dung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách TN&MT, Bộ TN&MT đã nêu rõ ý thức về giá trị của thủy tinh trong chuỗi tái chế, đồng thời nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp trong việc đưa chính sách thành hành động. Đại diện Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách TN&MT cũng hy vọng hội thảo sẽ giúp kết nối chính sách với thực tế doanh nghiệp và tạo động lực cho công nghiệp tái chế thủy tinh phát triển mạnh mẽ.
Tham gia báo cáo tại hội thảo, ông Hồ Quốc Thông từ Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á, đã làm rõ về thực trạng quản lý rác thủy tinh tại Việt Nam. Với tỷ lệ tăng 10% đến 16% mỗi năm, đặc biệt rác thủy tinh chiếm 4% trọng lượng rác thải rắn đô thị, ông cũng đã chỉ ra những khó khăn và thách thức trong việc tái chế rác thủy tinh. Đặc biệt là việc rác thủy tinh thường không được phân loại tại nguồn, gây khó khăn cho quá trình thu gom và tái chế. Công việc này còn gặp phải vấn đề giá thành cao, khiến cho doanh nghiệp thường ưu tiên nhập khẩu vụn thủy tinh từ nước ngoài hơn là sử dụng nguồn cung nội địa.
Trong hội thảo, ông Hồ Quốc Thông đã đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm cải thiện quản lý rác thải thủy tinh tại Việt Nam. Trong đó bao gồm việc cải thiện cơ sở hạ tầng tái chế, hỗ trợ thiết thực cho các nhóm đối tượng bị thiệt thòi và áp dụng các công cụ pháp lý, thị trường, giáo dục để thúc đẩy quá trình tái chế.
LÂM HÀ
Tags
tái chế thuỷ tinh
rác thải thuỷ tinh
quản lý rác thải
Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.
Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.
Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.
Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.