Ninh Thuận: Trồng thành công nấm Quế Linh Chi cực hiếm

  • Cập nhật: Chủ nhật, 30/7/2023 | 3:24:53 PM

QLMT - VTC News đưa tin, Vườn Quốc gia Phước Bình thuộc huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã thành công bước đầu trong việc thử nghiệm nuôi trồng loài nấm hiếm có tên Quế Linh Chi (tên khoa học là Humphreya Endertii).

Sau khi được phát hiện trong quá trình các nhà khoa học đi khảo sát khu hệ nấm linh chi tại Vườn Quốc gia (VQG) Phước Bình, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Ban quản lý VQG Phước Bình thực hiện mô hình trồng nấm quế linh chi trong nhà với môi trường có độ ẩm cao.

Theo VTC News, các nhà khoa học cho biết: Việc nuôi trồng loại nấm này cũng khá đơn giản, đầu tư thấp, không cần diện tích lớn, ít tốn công chăm sóc phù hợp với trình độ canh tác của bà con nhân dân và có thể nhân rộng tại các vùng đệm của VQG bằng cách nuôi trồng bán tự nhiên vào mùa mưa.


Mô hình trồng nấm quế linh chi trong nhà với môi trường có độ ẩm cao. Ảnh: VTC News

Nấm Quế Linh Chi có thời gian sinh trưởng tính từ tơ nấm đầy bịch cấy đến khi nấm phát tán bào tử lứa đầu tiên là 40 - 45 ngày. Năng suất nấm trung bình 16kg khô/1000 bịch phôi. Khoảng cách giữa lứa thứ nhất và lứa thứ hai từ 20 - 25 ngày.

Theo VTC News, nấm quế linh chi là loài nấm quý hiếm, ở Việt Nam chỉ được phát hiện tại 2 VQG là Nam Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai) và Phước Bình (tỉnh Ninh Thuận). PGS.TS Lê Xuân Thám là người đầu tiên phát hiện loài nấm này vào năm 2009 tại VQG Cát Tiên. Đây là loài nấm dược liệu quý, chưa được nghiên cứu nhiều. Chi nấm Humphreya rất hiếm, trên thế giới mới ghi nhận được 04 loài.

Nấm chứa nhiều hoạt chất sinh học quý, có khả năng gây độc tế bào ung thư và kháng được 5 chủng vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bào tử của loại nấm này còn chứa hoạt chất có tính sinh học, là cơ sở cho việc phát triển nguồn dược liệu chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp trong tương lai, góp phần bảo vệ các nguồn gen quý của Việt Nam.

Trước đó, một nhóm sinh viên Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang cũng đã hoàn thành đề tài về nhân sinh khối nấm quế linh chi trên môi trường lỏng, kết quả đã tạo được nguồn giống gốc với chủng nấm có khả năng sinh enzyme phục vụ việc nuôi cấy tốt.

LÂM HÀ

Tags Ninh Thuận nấm quế linh chi dược liệu

Các tin khác

Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.

Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự