Hố băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới đang tan chảy

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/7/2023 | 11:04:02 AM

QLMT - Được mệnh danh là “cổng địa ngục”, hố Batagaika kéo dài 1 km, tạo thành hố băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới cũng đang tan chảy vì biến đổi khí hậu. Đây được xem là “một dấu hiệu nguy hiểm".

Trong video, hai nhà thám hiểm di chuyển qua địa hình không bằng phẳng tại đáy của vết lõm trên miệng núi lửa ở Siberia, nơi người dân địa phương thường gọi là "Cổng vào địa ngục”.

Miệng núi lửa băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới Batagaika
Miệng núi lửa băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới Batagaika. Ảnh: Reuters

Vết lõm thể hiện rõ với những phần bề mặt không đều và các ụ nhỏ, vốn đã hình thành sau khi cây cối tại đây được dọn sạch vào thập niên 1960 và lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất bắt đầu tan chảy, khiến mặt đất bị lún xuống.

Nhà thám hiểm Erel Struchkov, người đồng thời là một cư dân tại đây này, cho biết: "Điều này bắt đầu vào thập niên 1970. Đầu tiên là một khe núi. Sau đó tan băng dưới sức nóng của những ngày nắng và diện tích băng tan ngày càng mở rộng ra”.

Các nhà khoa học không chắc chắn về tốc độ chính xác mà miệng núi lửa Batagaika đang mở rộng. Tuy nhiên, họ cho rằng đất bên dưới vết sụt sâu khoảng 100 mét ở một số khu vực, chứa một số lượng lớn carbon hữu cơ và sẽ giải phóng lượng carbon này vào khí quyển khi lớp băng vĩnh cửu tan ra, qua đó tiếp tục thúc đẩy sự nóng lên của hành tinh.

BẮC LÃM

Tags băng vĩnh cứu băng tan hố Batagaika miệng núi lửa Batagaika

Các tin khác

Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.

Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự