Anh xây dựng 'siêu cống' dài 25 km xử lý ô nhiễm sông Thames

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/7/2023 | 10:18:53 AM

QLMT - Để giải quyết tình trạng ô nhiễm của dòng sông Thames, thủ đô London đang cho xây dựng một "siêu cống" dài 25 km, sẽ chạy thử vào năm 2024 và vận hành hoàn chỉnh vào năm 2025.


Bên trong đường ống cống mới sắp hoàn thành ở London. Ảnh: AFP

Siêu cống có đường kính 7,2 m chạy từ tây sang đông bám theo những khúc cua của sông. Các điểm tràn sẽ cho phép nước thải chảy vào sông Thames được chuyển hướng vào đường hầm mới.

Mặc dù dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2025, nhưng chỉ riêng nó sẽ không đủ. Vương quốc Anh sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng thoát nước mới trên toàn thành phố để tránh thiệt hại do các đợt bão ngày càng thường xuyên, nếu muốn tránh làm tổn hại đến tình trạng ‘khỏe mạnh’ khó kiếm được từ con sông mang tính biểu tượng của thủ đô London.


Sông Thames chạy dài gần 400 km là biểu tượng của Anh. Ảnh: Secrect

Sông Thames chạy dài gần 400 km từ làng Kemble ở hạt Gloucestershire đến thành phố Southend-on-Sea ở vùng Essex, nơi dòng chảy đổ ra Biển Bắc. Tại dòng sông nơi chia đôi thủ đô phồn hoa London, Thames đã phải đựng những chịu áp lực từ số lượng cư dân khổng lồ của thành phố kể từ thời trung cổ.

Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số của thủ đô nước Anh đồng nghĩa với việc nước thải thô một lần nữa lại chảy ra sông.

Taylor Geall từ công ty xây dựng Tideway, đơn vị đứng sau dự án cho biết: "Bất cứ khi nào trời mưa, dù chỉ là một cơn mưa phùn nhẹ, các cống sẽ đầy và đổ thẳng ra sông. Hiện tại, trung bình mỗi năm có 40 triệu tấn nước thải tràn vào sông Thames hoàn toàn không được xử lý".

Các số liệu mới nhất do Cơ quan Môi trường do Chính phủ Anh tài trợ công bố cho thấy trung bình có 825 vụ tràn nước thải mỗi ngày vào năm ngoái vào các con sông và khu vực ven biển của nước này.

LÂM HÀ

Tags Anh sông Thames nước thải

Các tin khác

Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.

Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự