Biến đổi khí hậu làm thay đổi màu sắc các đại dương

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/7/2023 | 11:10:20 AM

QLMT - Các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thay đổi màu sắc tại hơn một nửa số đại dương trên thế giới. Vùng đại dương đổi màu này lớn hơn tổng diện tích đất liền của Trái đất.

Nghiên cứu mới được công bố ngày 12/7 trên tạp chí Nature được thực hiện bởi BB Cael - thuộc Trung tâm Hải dương học Quốc gia Anh, tác giả chính của nghiên cứu cùng các cộng sự. 

Vùng nước ở phía nam Florida, Mỹ qua ảnh Vệ tinh Aqua của NASA. Ảnh: NASA
Vùng nước ở phía nam Florida, Mỹ qua ảnh Vệ tinh Aqua của NASA. Ảnh: NASA

Các nhà nghiên cứu cho rằng đại dương đổi màu là do có những thay đổi trong hệ sinh thái, đặc biệt là ở các sinh vật phù du nhỏ bé. Sinh vật phù du là trung tâm trong mạng lưới thức ăn dưới biển, đóng vai trò quan trọng trong ổn định bầu khí quyển.

BB Cael chia sẻ: "Chúng tôi quan tâm đến sự thay đổi màu sắc là do màu sắc phản ánh trạng thái của hệ sinh thái. Bởi vậy, màu sắc thay đổi có nghĩa là hệ sinh thái thay đổi”.

Thông thường, nước biển có vẻ màu xanh vì đại dương hoạt động như một bộ lọc ánh sáng và nước hấp thụ màu sắc trong phần màu đỏ của quang phổ ánh sáng, theo Cơ quan Quan sát và Khí tượng Đại dương Quốc gia. Màu xanh lá cây, mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện, xảy ra khi ánh sáng phản xạ từ các vật liệu và sinh vật sống trong nước. Nước xanh lá cây chủ yếu được tạo ra bởi sự hiện diện của tảo vi lượng.

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã mở rộng phổ màu, xem xét 7 sắc độ của màu đại dương do vệ tinh MODIS-Aqua theo dõi từ năm 2002 đến 2022. Các tác giả đã phân tích dữ liệu để phát hiện xu hướng, sau đó so sánh nó với các mô hình máy tính để xem biến đổi khí hậu sẽ diễn tiến thế nào.

Các nhà khoa học kết luận rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để tìm ra ý nghĩa chính xác của những thay đổi màu sắc trong đại dương. Tuy nhiên, các tác giả xác định nguyên nhân rất có thể là do biến đổi khí hậu.

"Thực sự thấy những thay đổi này xảy ra không phải là điều bất ngờ, nhưng đáng sợ. Và những thay đổi này phù hợp với sự thay đổi do con người gây ra đối với khí hậu của chúng ta"- nghiên cứu này cho biết.

HẢI THANH

Tags biến đổi khí hậu màu sắc đại dương đổi màu

Các tin khác

Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.

Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự