Hội nghị lần thứ 8 Nhóm công tác ASEAN về hóa chất và chất thải

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/7/2023 | 12:07:18 PM

QLMT - Từ ngày 5 đến ngày 7/7/2023, Hội nghị lần thứ 8 Nhóm công tác ASEAN về hóa chất và chất thải (AWGCW-8) do Việt Nam đăng cai sẽ được tổ chức tại Hà Nội.



Mục tiêu của Hội nghị AWGCW-8 là nhằm đánh giá lại các hoạt động hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN về các hoạt động hợp tác về hóa chất và chất thải trong năm vừa qua, thảo luận và định hướng đi tới thống nhất về nguyên tắc các nội dung hợp tác giữa các nước trong khu vực trong thời gian tới. 

AWGCW-8 sẽ xem xét các nội dung chính như sau: cập nhật các quyết định liên quan của các cuộc họp trong khuôn khổ ASEAN và các sự kiện liên quan khác; cập nhật việc thực hiện Kế hoạch hành động của Nhóm Công tác ASEAN về hóa chất và chất thải; cập nhật các sáng kiến liên ngành về hoá chất và chất thải; cập nhật các kết quả của Hội nghị các bên tham gia các Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm các năm 2022, 2023 cũng như các vấn đề liên quan đến Nghị định thư Montreal và Công ước Minamata; hợp tác ASEAN về hoá chất và chất thải với các đối tác phát triển và các cơ quan chuyên ngành.

Tại AWGCW-8 Bộ Tài nguyên và Môi trường của Việt Nam sẽ chủ trì trao đổi/thảo luận 4 nội dung sau: tăng cường năng lực và trao đổi thông tin về công nghệ và thực hành tốt nhất; triển khai các nội dung của Tuyên bố chung của ASEAN về hóa chất và chất thải tại Hội nghị các bên tham gia các Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm; phục hồi các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất và chất thải nguy hại; cập nhật các kết quả liên quan đến Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) tại Hội nghị các bên tham gia các Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm năm 2022, 2023.

Các kết quả dự kiến của AWGCW-8 gồm: Báo cáo của Hội nghị Nhóm công tác ASEAN về hóa chất và chất thải lần thứ 8 được các nước ASEAN thông qua; Dự thảo Tuyên bố chung của ASEAN gửi Hội nghị các bên tham gia các các Công ước Basel, Rotterdam và Stockholm được trình lên Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường (ASOEN) được tổ chức tại Indonesia vào tháng 8 tới để làm các thủ tục tiếp theo theo quy định của ASEAN. 

BẮC LÃM

Tags hội nghị ASEAN hóa chất chất thải

Các tin khác

Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.

Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự