Kết nối, chia sẻ về công nghệ năng lượng và môi trường

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/7/2023 | 9:06:44 AM

QLMT - Sáng 29/6, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Công nghệ Năng lượng và Môi trường 2023. Đây là cơ hội để các chuyên gia, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp kết nối, chia sẻ ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm đạt được sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Diễn đàn tập trung vào việc giới thiệu các công nghệ tiên tiến và ứng dụng chúng trong thực tế. Với chủ đề "Xu hướng công nghệ mới và khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ năng lượng và môi trường”, chương trình đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm cá nhân, tổ chức và cơ quan truyền thông. 


Toàn cảnh diễn đàn.

Diễn đàn gồm 2 phiên: Phiên tham luận và Phiên tọa đàm. Tại phiên tham luận, các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ năng lượng và môi trường trong và ngoài nước cũng đã giới thiệu các giải pháp như: Công nghệ trong sản xuất điện rác sinh khối, Hydro xanh và thu hồi carbon; công nghệ xử lý Solar panel; giải pháp kiểm soát vận hành rác thải thành năng lượng và xử lý nước thải được hỗ trợ bởi AI; giảm thiểu tác động của nguồn vRE đến lưới điện hiện nay; giải pháp chuyển đổi Biomass và rác thải thành năng lượng. 

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Đảng và Nhà nước thời gian qua đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích sự phát triển của năng lượng và môi trường tại Việt Nam. 

Năm 2020, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2117/QĐ-TTg về Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, 1 trong 4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ là "Năng lượng và môi trường".

Các chuyên gia đề xuất, Việt Nam cần hình thành và phát triển thị trường công nghệ năng lượng tái tạo, tạo sự bình đẳng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ năng lượng tái tạo.

LÂM HÀ

Tags công nghệ năng lượng môi trường

Các tin khác

Nhà nghiên cứu Phạm Thị Diệu My và cộng sự tại Viện Khoa học Môi trường và Địa lý, Đại học Potsdam, Đức đã thực hiện thành công một nghiên cứu về hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai ở vùng sâu vùng xa và nông thôn của Việt Nam.

Các nhà khoa học cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái các dòng sông lớn ở châu Á và cần thiết của sự hợp tác và chia sẻ dữ liệu giữa các quốc gia.

Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Communications cho biết các nhà khoa học đã phát triển thành công loại nhựa tự phân hủy mới, được kỳ vọng sẽ giảm thiểu ô nhiễm nhựa một cách đáng kể. Tuy nhiên không phải ai cũng tin tưởng vào giải pháp này.

Việc tận dụng phế phẩm gỗ và rác thải nhựa để sản xuất vật liệu composite gỗ - nhựa là một phương pháp sáng tạo trong việc quản lý chất thải, đảm bảo sự bền vững của ngành công nghiệp gỗ, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự