Tác hại của ô nhiễm ánh sáng đến cây xanh đô thị

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/7/2022 | 10:05:17 AM

QLMT - Các nhà nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng cho thấy ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh đô thị.

Tác hại của ô nhiễm ánh sáng đến cây xanh đô thị
Ánh sáng nhân tạo đã đẩy thời điểm cây cối đâm chồi vào mùa Xuân sớm hơn. Ảnh: ITN

Họ đã tiến hành nghiên cứu và phân tích sự tăng trưởng, phát triển của cây cối và bụi rậm tại khoảng 3.000 địa điểm trên khắp các thành phố ở nước Mỹ, trong khoảng thời gian 5 năm và nhận thấy rằng, ánh sáng nhân tạo đã đẩy thời điểm cây cối đâm chồi vào mùa Xuân sớm hơn khoảng 9 ngày so với cây cối ở các địa điểm không có đèn điện. Thời gian chuyển màu của lá vào mùa Thu hiện nay chậm hơn khoảng 6 ngày trên toàn nước Mỹ và nếu ánh sáng có cường độ cao hơn, sự khác biệt cũng lớn hơn nhiều. Sự gia tăng nhiệt độ ở môi trường đô thị do đèn điện vào ban đêm cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thực vật.

Ảnh hưởng của sự thay đổi này có ý nghĩa quan trọng đối với các lĩnh vực như kinh tế, khí hậu, chăm sóc sức khỏe và sinh thái. Mặt tích cực của điều này là mùa sinh trưởng của thực vật trở nên dài hơn, có thể cho phép các trang trại trong đô thị hoạt động trong thời gian dài, cây cối cũng có thể cung cấp bóng mát cho các khu dân cư trong thời gian dài hơn, từ đầu mùa Xuân cũng như trong mùa Thu. Mặt tiêu cực là khi cây ra lá sớm thì lá dễ bị tổn thương do sương giá mùa Xuân, đồng thời chu kỳ tăng trưởng dài không phù hợp với thời gian thụ phấn của một số loài cây, điều này vốn rất quan trọng đối với một số loại cây trồng ở đô thị. Hơn nữa, thời gian phát triển kéo dài hơn của các loài thực vật đô thị có thể dẫn đến một mùa phấn hoa dài hơn, có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp.

Lâm Hà (T/h)

Tags ô nhiễm ánh sáng cây xanh đô thị đèn điện thực vật đô thị ánh sáng nhân tạo

Các tin khác

Việc thu gom rác thải trên sông không chỉ cải thiện môi trường nước mà còn ngăn chặn rác thải nhựa từ đất liền đổ ra biển.

Ngày 18/9, tại Hà Nội, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”.

Nồng độ khí metan (CH4) trong bầu khí quyển Trái đất đã tăng với tốc độ kỷ lục trong 5 năm qua. Ít nhất 2/3 lượng khí metan phát thải hằng năm đến từ các hoạt động của con người, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp và từ các bãi chôn lấp rác thải.

Việc trải qua cơn bão có điểm dị thường như Yagi khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu trong tương lai sẽ xuất hiện những cơn bão như vậy không và giải pháp ứng phó với các cơn bão lớn như thế nào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục