Tồn dư hơn 11.000 tấn tro bay trong quá trình đốt rác phát điện Cần Thơ

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/12/2022 | 5:47:38 PM

QLMT - Tro bay là những loại hạt rất nhỏ bị cuốn theo khí từ ống khói của các nhà máy nhiệt điện khi đốt nhiên liệu. Tro bay được quản lý theo quy định về chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Hiện, mỗi ngày, Nhà máy xử lý rác sinh hoạt, đốt rác phát điện ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ xử lý khoảng 500 tấn rác thải sinh hoạt, chiếm 90% lượng rác thải trên địa bàn thành phố và phát 150.000 kWh lên lưới điện…

Thực tế cũng ghi nhận, sau 4 năm đi vào hoạt động, nhà máy này phát thải hơn 11.000 tấn tro bay nhưng đến nay chưa được xử lý theo quy định để bảo vệ môi trường.



Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Nhà máy do Công ty trách nhiệm hữu hạn Năng lượng môi trường EB Cần Thơ đầu tư trên diện tích 5,3ha, tổng mức đầu tư 1.050 tỷ đồng sử dụng công nghệ đốt rác để phát điện trong thời gian 20 năm. Nhà máy tiếp nhận rác thải sinh hoạt từ 6 quận, huyện, gồm: Ninh Kiều; Cái Răng; Bình Thủy; Thới Lai; Thốt Nốt và Ô Môn.

11.000 tấn tro bay đang được phủ bạt nằm lộ thiên mà chưa biết phải xử lý ra sao. Đây đang là câu chuyện nan giải của Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ và chính quyền thành phố này.

Trong quá trình đốt rác phát điện sẽ phát sinh hai loại phụ phẩm. Thứ nhất là tro xỉ ở đáy lò, được tận dụng để làm phụ phẩm xây dựng, san lấp mặt bằng… nên ra đến đâu là được thu gom xử lý hết đến đấy.

Loại phụ phẩm thứ hai là tro bay. Đây là các loại bụi mịn thu được trong quá trình xử lý khói thải. Tro bay được thu gom qua đường ống, vào lò hơi phun hóa chất để hóa rắn sẽ thành ra chất liệu giống cát mịn. Tuy nhiên, loại phụ phẩm này hiện chưa được các cơ quan thẩm quyền ở Việt Nam xác định là chất thải nguy hại, chất thải có kiểm soát hay chất thải thường nên chưa có hướng xử lý.

Dương Diễm (T/h)



Tags đốt rác phát điện Cần Thơ 11.000 tấn tro bay quá trình đốt rác phát điện

Các tin khác

Tội phạm động vật hoang dã đang gây ra những tác hại nghiêm trọng cho môi trường và đe dọa sinh kế, sức khỏe cộng đồng.

Trên khắp Châu Á, nhiều khu vực đang chịu cái nóng cực độ của mùa hè sớm. Nhiệt độ cao chưa từng có, nắng nóng gay gắt đã lập kỷ lục và gây ra hàng chục vụ tử vong.

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Để ứng phó với tình trạng nắng nóng kỷ lục ảnh hưởng đến nguồn cung lúa gạo, các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách phát triển các giống lúa chịu hạn, đa dạng hóa cây trồng và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự