Việt Nam sản xuất thành công gel giảm đau từ quả ớt

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/11/2022 | 10:21:15 AM

QLMT - Nhóm các nhà khoa học tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng đã bào chế thành công gel giảm đau chứa nano capsaicinoid từ quả ớt có hiệu quả tương đương hoặc tốt hơn sản phẩm đối chiếu trên thị trường, đáp ứng được độ an toàn và giá thành phù hợp.

Ớt là một loại gia vị phổ biển trên thế giới, được trồng khắp nơi ở nước ta
Trong ớt có chứa capsaicin - được sử dụng như một thuốc giảm đau 

Ớt là một loại gia vị phổ biển trên thế giới, được trồng khắp nơi ở nước ta. Trong ớt có chứa capsaicin - được sử dụng như một thuốc giảm đau dưới dạng thuốc mỡ bôi, thuốc xịt mũi để giảm đau, nồng độ 0,025%-0,1%. 

Capsaicin được áp dụng theo hình thức kem làm giảm đau tạm thời của đau cơ bắp và khớp liên quan tới viêm khớp, đau lưng, bong gân. Ngoài ra, capsaicin cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh lý thần kinh do herpes (bệnh zona thần kinh). Cơ chế hoạt động giảm đau của capsaicin là tham gia vào hoạt động của một kênh protein đặc biệt (một dạng cổng sinh học của tế bào) trên bề mặt tế bào thần kinh quy định cảm giác đau và nóng.

Ngoài tác dụng giảm đau, capsaicin còn được biết đến với khả năng điều trị các bệnh ngoài da khác nhau như da khô, vẩy nến; là hoạt chất có lợi trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường; giúp giảm cân và giảm chất béo cho cơ thể nhờ khả năng oxy hóa chất béo, tăng cường trao đổi chất,…

Hợp chất capsaicin đã được các tác giả ngoài nước chứng minh có tác dụng giảm đau, giảm viêm. Tuy nhiên, capsaicin kém tan, khó thẩm thấu qua da nên gây tác dụng phụ nóng rát trên da. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, khi nang hóa capsaicin trong một số hệ mang nano làm tăng khả năng thẩu thấu vào da, từ đó làm giảm tác dụng phụ (đỏ, nóng) và tăng hiệu quả của capsaicin.

Các mẫu gel trắng (A, B, C) và gel nano cao ớt (D, E, F)
Các mẫu gel trắng (A, B, C) và gel nano cao ớt (D, E, F) . Ảnh: NNC

Sản phẩm gel giả đau chứa nano cao ớt của nhóm các nhà khoa học Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng đã được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; thử nghiệm tác động kích ứng da, kết quả cho thấy, gel nano cao ớt không gây kích ứng da. Thử nghiệm tác dụng giảm đau và kháng viêm của gel nano cao ớt trên chuột cho thấy, gel nano cao ớt có khả năng giảm đau tương đương thuốc thương mại paracetamol/codein và kem bôi capzacin. Khả năng kháng viêm của gel nano cao ớt tương đương thuốc thương mại diclofenac, và cao hơn so với kem bôi capzacin. Thời gian sử dụng của sản phẩm ít nhất là 12 tháng. Các chỉ tiêu an toàn gel thuốc đạt TCVN 6972-2001.

Theo TS. Võ Đỗ Minh Hoàng Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, nước ta có nền y học cổ truyền phong phú, nhưng nhiều thuốc giảm đau, chống viêm chưa được chứng minh khoa học và bào chế thành chế phẩm, nên việc sử dụng còn hạn chế. Vì vậy việc bào chế thành công sản phẩm giảm đau chứa nano cao ớt góp phần tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống với giá cả hợp lý cho nhân dân lao động, góp phần nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu điều trị thay thế thuốc ngoại nhập. Đồng thời, tạo ra vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị của cây ớt, cũng như tăng thu nhập cho người dân trồng ớt.

Tú Anh


Tags gel giảm đau quả ớt Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng

Các tin khác

Để đối phó với nguy cơ lũ và ngập lụt tại các khu vực tập trung đông dân cư ở vùng miền núi Bắc Bộ, TS Lê Viết Sơn cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Quy hoạch thủy lợi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro lũ, ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng tránh, thích ứng cho các khu vực tập trung đông dân cư, đô thị vùng miền núi Bắc Bộ”.

Rác thải từ nông nghiệp đang gây ra ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí. Do đó, sản xuất vật liệu xây dựng từ phế thải là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn.

Một nhóm các nhà nghiên cứu khu vực miền Nam đã thành công trong việc sử dụng các phụ phẩm công nghiệp như bùn lắng, tro xỉ nhiệt điện than và xỉ lò đốt rác để tạo ra vật liệu san lấp mới có khả năng chịu lực thay thế cát san lấp.

Thông qua việc thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bể sinh học có giá thể di động (MBBR) trong xử lý sinh học kỵ khí nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp”, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã xây dựng được quy trình công nghệ xử lý sinh học kỵ khí nước thải nhà máy sản xuất giấy bao bì công nghiệp, có ứng dụng công nghệ MBBR, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý sinh học kỵ khí tại nhà máy giấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục