Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/7/2021 | 8:36:52 AM

QLMT - Theo Điều 133, Luật Bảo vệ môi trường số 17/2020/QH14 được Quốc hội Khóa 14 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ 01/01/2022 quy định về Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

giai-quyet-boi-thuong-thiet-hai-ve-moi-truong-1
Rác Đồ Sơn. Ảnh Vũ Dũng.

Theo Điều 133, Luật Bảo vệ môi trường số 17/2020/QH14 được Quốc hội Khóa 14 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực từ 01/01/2022 quy định về Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường. Cụ thể:

1. Bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây:

a) Hòa giải;

b) Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;

c) Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.

2. Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện, theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường.

Điều 134. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường

1. Chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này được tính căn cứ vào các nội dung sau đây:

a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;

b) Chi phí xử lý, cải tạo môi trường;

c) Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố môi trường;

d) Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường;

đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.

2. Chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân chi trả trực tiếp hoặc nộp về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả./


Luật sư, Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ

Tags Giải quyết bồi thường thiệt hại Luật Bảo vệ môi trường bồi thường thiệt hại về môi trường

Các tin khác

Bộ TN&MT vừa có công văn gửi các Bộ, ban, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương về tổ chức hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường.

Mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2025.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 13 /CT-TTg ngày 2/5/2024 về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định.

Trong giai đoạn 2024-2026, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến sẽ ban hành nhiều Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện ô tô; Quy chuẩn về tiếng ồn...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục