Sừng tê giác đã ngắn lại do áp lực từ con người

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/11/2022 | 9:46:41 AM

QLMT - Trang theguardian.com vừa đăng một nghiên cứu cho rằng sừng tê giác đã ngắn lại trong thế kỷ qua do áp lực từ hoạt động săn bắt động vật hoang dã của con người.

Sừng tê giác đã ngắn lại do áp lực từ con người
Con người đang tác động sâu sắc tới sự lựa chọn trong thế giới tự nhiên. Ảnh: ITN

Nghiên cứu được thực hiện bới Oscar Wilson, nghiên cứu sinh tại Đại học Helsinki và các cộng sự. Họ đã dựa trên kho hình ảnh về các loài động vật hoang dã do Trung tâm Tài nguyên Tê giác (RRC) ở Utrecht lưu giữ, trong đó một số ảnh có từ thế kỷ 15. Sau khi phân tích kho ảnh, các nhà nghiên cứu nhận thấy kích thước của sừng tê giác so với chiều dài cơ thể của chúng, đã giảm theo thời gian. Xu hướng tương tự cũng được ghi nhận ở các loài động vật khác như voi và cừu hoang dã.

Các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí People and Nature: "Việc lựa chọn săn bắn ưu tiên những cá thể có sừng hoặc ngà lớn hơn dẫn đến việc những cá thể có sừng nhỏ hơn sống sót và sinh sản nhiều hơn, truyền những đặc điểm này cho các thế hệ tương lai và dẫn đến một sự thay đổi về mặt tiến hóa”.

Tác giải chính của nghiên cứu lưu ý: Phần lớn số tê giác được nghiên cứu đến từ tự nhiên hoặc được sinh ra từ những con tê giác trước đây sống trong tự nhiên. Điều này cho thấy sự giảm chiều dài sừng có thể phản ánh áp lực chọn lọc mà các loài động vật phải đối mặt trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Đặc điểm này có thể gây bất lợi cho chúng vì tê giác sử dụng sừng cho nhiều mục đích khác nhau trong đời sống của mình.

Tham khảo theguardian.com

Lâm Hà

Tags sừng tê giác tê giác động vật hoang dã

Các tin khác

Các dạng tai biến địa chất chủ yếu gồm núi lửa phun, động đất, nứt đất, lún đất, trượt lở đất.

Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai thác độ phì của đất.

Ngày 21/7, nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu đạt 17,09 độ C, vượt kỷ lục trước đó là 17,08 độ C vào tháng 7 năm ngoái.

Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến mỗi ngày trở nên dài hơn vì băng ở hai cực tan chảy làm thay đổi hình dạng hành tinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự