Đổi ve chai lấy tình thương

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/3/2022 | 4:44:21 PM

Chỉ với vài chai nhựa rỗng, chút giấy cũ, người dân phường Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP.HCM đã có thể đổi được 3kg gạo và chai nước tương. Đây là hoạt động ý nghĩa của Hội Chữ thập đỏ phường Tăng Nhơn Phú A.

Nói là đổi chứ thực chất hỗ trợ cho người dân bởi như chia sẻ của bà Lê Kiều Hồng Nguyệt - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Tăng Nhơn Phú A thì mỗi năm hội đều có nhiều mô hình ý nghĩa để hỗ trợ người dân. Năm nay, nắm bắt tình hình dịch bệnh còn phức tạp, nhiều người cần hỗ trợ nhu yếu phẩm, hội đã tổ chức hoạt động đổi ve chai lấy gạo.



Hoạt động đổi phế liệu lấy gạo là mô hình ý nghĩa của Hội Chữ thập đỏ phường Tăng Nhơn Phú A TP. Thủ Đức tổ chức để chào mừng Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ TP. Thủ Đức. Ảnh: Ngọc Phượng

Hơn 700kg cùng các nhu yếu phẩm thiết yếu khác như nước tương, mắm, dầu... đã được trao cho dân và thu về phế liệu, ve chai. Số phế liệu này sẽ được bán gây quỹ, tiếp tục làm công trình dân vận khéo. Dự kiến sẽ hỗ trợ sinh kế cho một hộ dân vượt nghèo trên địa bàn thông qua món quà là chiếc xe bán nước mía hoặc xe hủ tiếu lưu động.

Như vậy, ve chai không chỉ đổi để lấy gạo mà còn lấy cả tình thương. Đây cũng là cách Hội Chữ thập đỏ phường Tăng Nhơn Phú A vận động người dân tích cực lượm rác, phân loại rác và không xả rác ra đường và kênh rạch, nhất là rác thải có thể tái chế được. Vì một thành phố sạch và giảm ngập nước sẽ được đóng góp từ những việc làm bình dị như thế.

Theo Báo TN&MT

Tags ve chai Tăng Nhơn Phú A mô hình đổi ve chai lấy gạo đổi phế liệu phân loại rác

Các tin khác

Cánh đồng quê im lặng khi bước chân họ qua, chỉ có tiếng ống nước kêu rền rền mang nước sạch đến từng người, từng nhà.

Không phải ai cũng có thể gác tấm bằng Đại học để đi làm công nhân môi trường với mức lương trung bình 4,8 triệu đồng/tháng, thế nhưng trường hợp của anh Nguyễn Văn Thêm (Công ty Cổ phần Đô thị Cần Thơ ) là một ngoại lệ.

30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.

Ở Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Thanh Hóa, chị Lê Thị Mai trú tại phố 2, P.Đông Cương, TP Thanh Hóa được biết đến là nữ công nhân có hoàn cảnh quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó con trai thứ 2 bị bệnh bại não.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự