Triển khai dịch vụ xe đạp công cộng ở 5 quận nội thành Hà Nội

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/3/2022 | 11:05:06 AM

QLMT - Thành phố Hà Nội vừa nhất trí giao Sở GTVT Hà Nội xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng để thực hiện tại 5 quận trung tâm.

UBND TP Hà Nội vừa giao Sở GTVT xây dựng dự án phát triển xe đạp công cộng để thực hiện tại 5 quận trung tâm. Đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố; khách du lịch…

Triển khai dịch vụ xe đạp công cộng ở 5 quận nội thành Hà Nội
Ảnh: Internet

Xe đạp được sử dụng phục vụ người dân tại 5 quận trung tâm bao gồm đạp truyền thống, xe điện 2 bánh.

Về lộ trình thực hiện, Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự án sẽ triển khai theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (thực hiện trong 1 năm); ở giai đoạn này sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện. Số xe này sẽ được bố trí tại từ 70 đến 80 vị trí tại các quận: Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Thời gian dự kiến thực hiện năm 2022 đến 2023.

Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến 2024 dự án mở rộng vùng phục vụ: tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị thực hiện và các cơ quan có liên quan khảo sát và lựa cụ thể.

Theo tính toán của nhà đầu tư, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỷ đồng - nhà đầu tư tự bỏ vốn và khai thác. Dự án dự kiến thực hiện thí điểm trong vòng 18 tháng, mức phí được đưa ra để người dân có thể sử dụng xe đạp điện là khoảng 20.000 đồng/giờ hoặc 200.000 đồng/ngày. Để hỗ trợ dự án, nhà đầu tư đề xuất UBND thành phố hỗ trợ một số địa điểm đặt trạm sạc tại các địa điểm đặt xe phục vụ người dân.

An Nhiên (T/h)

Tags xe đạp công cộng Hà Nội dịch vụ vận tải

Các tin khác

Những công trình nhận được chứng nhận LEED không chỉ mang đến không gian sống và làm việc hiện đại, mà còn là minh chứng cho tương lai bền vững của ngành kiến trúc.

Trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của việc bảo vệ hệ sinh thái, lĩnh vực kiến trúc cảnh quan không chỉ là môi trường cho người làm nghề thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, mà còn là bản ngã của một xã hội đang hướng tới tương lai bền vững.

Thiết kế công trình bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đang là xu hướng kiến trúc chủ đạo hướng đến tăng trưởng xanh toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Hướng tới các đô thị xanh, có rất nhiều chỉ tiêu về hạ tầng đô thị xanh, công trình xanh, các sản phẩm đô thị … Hành lang xanh trong cấu trúc đô thị đóng góp một vai trò rất quan trọng cho mục đích phát triển bền vững của đô thị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục