Thí điểm 5 tuyến buýt điện đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/2/2022 | 9:09:28 AM

QLMT - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ký quyết định đồng ý việc thí điểm 5 tuyến buýt điện đầu tiên tại thành phố với thời gian thí điểm trong 2 năm kể từ khi xe hoạt động.



Theo quyết định, 5 tuyến xe buýt điện nói trên sẽ do nhà đầu tư là Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái Vinbus thuộc Tập đoàn Vingroup triển khai bắt đầu từ quý I/2022. Trong thời gian thí điểm, thành phố sẽ áp dụng tạm thời đơn giá dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt dùng nhiên liệu sạch (CNG) cho buýt điện. Tỉ lệ trợ giá/chi phí trong thời gian thí điểm là 44,1%. Tỉ lệ này được xem xét điều chỉnh sau khi Bộ định mức kỹ thuật, đơn giá xe buýt điện được UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành.

5 tuyến xe buýt điện được thí điểm đó là các tuyến: 

VB01 từ Vinhome Grand Park đến Trung tâm thương mại Emart (cự ly 27km); 

VB02 từ Vinhome Grand Park đến sân bay Tân Sơn Nhất (cự ly 30km);

VB03 từ Vinhome Grand Park đến bến xe buýt Sài Gòn (cự ly 29km);

VB04 từ Vinhome Grand Park đến Bến xe Miền Đông (cự ly 8,5km);

VB05 từ Vinhome Grand Park đến Khu đô thị Đại học Quốc Gia (cự ly 10km).

Theo kế hoạch, Công ty TNHH Dịch vụ Vận tải Sinh thái Vinbus sẽ sử dụng vé điện tử và đầu tư trung tâm điều khiển, phần mềm quản lý trực tuyến, giám sát tài xế... trên các tuyến. Giá vé dự kiến sau khi có trợ giá của nhà nước trung bình 7.000 đồng/lượt hành khách các tuyến VB01, VB02, VB03 và 5.000 đồng/lượt hành khách đối với các tuyến VB04, VB05. Riêng học sinh, sinh viên giá vé 3.000 đồng/lượt. Tập 30 vé có giá từ 112.500 - 157.500 đồng, tùy tuyến. 

UBND Thành phố Hồ Chí Minh giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì, cân nhắc việc ứng dụng công nghệ, phương án bán vé, thu phí đi xe buýt hiện đại để tạo thuận tiện cho người dân và dễ dàng kiểm soát doanh thu, mức độ hiệu quả của các tuyến buýt làm căn cứ điều chỉnh các chính sách hỗ trợ;  Đồng thời yêu cầu thành lập Tổ công tác gồm nhiều sở ngành theo dõi, đánh giá, đề xuất điều chỉnh tỉ lệ trợ giá/chi phí; tuyệt đối không để xảy ra lãng phí, tiêu cực, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Nguyễn Vinh

Tags buýt điện thí điểm Thành phố Hồ Chí Minh

Các tin khác

Những công trình nhận được chứng nhận LEED không chỉ mang đến không gian sống và làm việc hiện đại, mà còn là minh chứng cho tương lai bền vững của ngành kiến trúc.

Trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậu và sự cần thiết của việc bảo vệ hệ sinh thái, lĩnh vực kiến trúc cảnh quan không chỉ là môi trường cho người làm nghề thỏa sức thể hiện sự sáng tạo, mà còn là bản ngã của một xã hội đang hướng tới tương lai bền vững.

Thiết kế công trình bền vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đang là xu hướng kiến trúc chủ đạo hướng đến tăng trưởng xanh toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Hướng tới các đô thị xanh, có rất nhiều chỉ tiêu về hạ tầng đô thị xanh, công trình xanh, các sản phẩm đô thị … Hành lang xanh trong cấu trúc đô thị đóng góp một vai trò rất quan trọng cho mục đích phát triển bền vững của đô thị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục