Phương án phân luồng giao thông tại Hà Nội dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/1/2024 | 4:20:19 PM

QLMT - Sở GTVT Hà Nội vừa thông báo phương án phân luồng các trục đường cửa ngõ Thủ đô trong dịp tết Nguyên đán 2024 sắp tới.

Ngày 25/1, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 8/2 – 14/2), hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực, tuyến đường ra vào của TP Hà Nội.

Theo thông báo của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, các phương tiện từ TP Hà Nội đi các tỉnh phía Nam có thể đi theo các hướng sau:

Trung tâm Hà Nội đi nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Trung tâm Hà Nội đi đường QL1 cũ: Giải Phóng – Ngọc Hồi – Quốc lộ 1 vào cao tốc Pháp Vận – Cầu Giẽ tại nút giao Vạn Điểm; nút giao Đại Xuyên (huyện Phú Xuyên).

Quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung) – ngã ba Ba La đi đường 21B – QL38 để ra QL1 cũ (nút giao Đồng Văn) hoặc vào nút giao Vực Vòng đi cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Quốc lộ 6 (trục Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung) – rẽ trái đi đường Phùng Hưng – đến đường trục phía Nam – rẽ trái đường tỉnh 427B – ra ga Thường Tín để vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Quốc lộ 6 đi thị Trấn Xuân Mai – đi đường Hồ Chí Minh – đường 21B.


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Các phương tiện từ các tỉnh phía Nam đi về Thành phố Hà Nội có thể đi theo các hướng sau:

Tại nút giao Liêm Tuyền trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ: đi đường TL494 – QL21B – QL6 (ngã ba Ba La, Hà Đông).

Tại nút giao Vực Vòng trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đi theo 2 hướng là rẽ trái đi QL38 – QL21B – QL6 (ngã ba Ba La, Hà Đông) hoặc rẽ phải đi QL38 – qua cầu Yên Lệnh – QL39A – đường tỉnh 379 – nút giao với đường Vành đai 3 (cầu Thanh Trì).

Tại nút giao Vạn Điểm rẽ trái đi QL1 – đường tỉnh 429 – QL21B - QL6 (ngã ba Ba La, Hà Đông).

Tại nút giao Thường Tín đi đường tỉnh 427 - đến đường trục phía Nam – đường Phùng Hưng (Hà Đông).

Các phương tiện từ Thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn...) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau:

Đường Vành đai 3 – cầu Thanh Trì – cao tốc Hà Nội – Bắc Giang.

Cầu Nhật Tân – Võ Nguyên Giáp – QL18 đi cao tốc Hà Nội – Bắc Giang.

Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ - Hà Huy Tập – Ngô Gia Tự - cầu Đuống – đi cao tốc Hà Nội – Bắc Giang.

Các phương tiện từ Thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Tây Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái...) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau:

Cầu Thăng Long – Võ Văn Kiệt – QL2 vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

Cầu Thăng Long – tỉnh lộ 23 – đường Mê Linh đi Quốc lộ 2.

Cầu Thăng Long – cầu vượt Nam Hồng – đường 23 – Quốc lộ 2 – đường tỉnh 310B đi cao tốc Hà Nội – Lào Cai.

Đường QL3 – đường tỉnh 296 - vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai. - Đường QL32 đi Phú Thọ.

Các phương tiện từ Thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La...) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau:

Đại lộ Thăng Long – đường Tản Lĩnh – Yên Bài – cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình.

Đường QL6 – thị trấn Xuân Mai – Hòa Bình.

Các phương tiện từ Thành phố Hà Nội đi các tỉnh phía Đông (Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương..) và ngược lại có thể đi theo các hướng sau:

Đường Cổ Linh – nút giao đường Vành đai 3 đường Cổ Linh – cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

Đường tỉnh 379 đi Hưng Yên, Hải Phòng.

Đường QL5 cũ (Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Đức Thuận) đi Hải Dương.

Cầu Thanh Trì – đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – đi Quốc lộ 18.

TUỆ NHI

Tags phân luồng giao thông Hà Nội Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Các tin khác

Chiều 19/4, HĐND TP.Hội An (khóa XII) tổ chức Kỳ họp thứ 11 nhằm điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, kế hoạch năm 2024 và điều chỉnh một số nội dung của dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm.

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục