Hà Nội đã đầu tư khoảng 700 tỷ đồng vào việc nâng cấp 83 tuyến đường

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/12/2023 | 9:51:52 AM

QLMT - Hà Nội vừa thông qua kế hoạch đầu tư hơn 700 tỷ đồng để duy trì và nâng cấp 83 tuyến đường, dự kiến hoàn thành trước ngày 31/12, nhằm đảm bảo cảnh quan đô thị, cũng như đảm bảo sự thuận tiện và an toàn trong giao thông cho người dân.

Sở GTVT Hà Nội cho biết, để mở rộng lòng đường, giảm xung đột giao thông và ùn tắc, trong tháng 12/2023, các đơn vị duy tu, quản lý đường hiện thực hiện duy tu, mở rộng lòng đường, xén dải phân cách trên 83 tuyến ở các quận, huyện.

Cụ thể: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Ba Đình, Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông và các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mê Linh, Sóc Sơn, Thường Tín, Đan Phượng, Ứng Hòa, Phúc Thọ, Chương Mỹ. Kinh phí dự kiến khoảng 700 tỷ đồng.

Theo ông Trần Hữu Bảo, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, giao thông Hà Nội ngày càng đông đúc, việc cải tạo lại bề mặt nhiều tuyến đường với mục tiêu đảm bảo cho người dân đi lại thuận lợi, tránh va chạm.

"Các tuyến đường trục chính, đường nhánh sẽ thường xuyên được Sở giao cho đơn vị duy tu, quản lý đường hàng ngày phải rà soát và có kế hoạch để đề xuất chỉnh sửa lại nhằm đảm bảo lưu thông thuận tiện, an toàn", ông Bảo nhấn mạnh.


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Trước một số ý kiến lo ngại số lượng các tuyến đường duy tu, sửa chữa rất lớn, song việc thi công trong thời gian ngắn chỉ từ đầu tháng 11 đến ngày 31/12 liệu có đảm bảo được chất lượng, ông Trần Hữu Bảo cho hay, công tác thi công từ cấp phép, nguồn vật liệu, quá trình xây dựng đều có hàng trăm kỹ sư giám sát kỹ lưỡng.

Sau khi thi công còn có địa phương, Phòng quản lý giám sát chất lượng công trình giao thông thuộc Sở GTVT Hà Nội kiểm tra, đảm bảo chất lượng mới nghiệm thu hoàn thành.

"Quy trình chặt chẽ là vậy nên nhà thầu, đơn vị chủ đầu tư phải chấp hành, tuân thủ nghiêm, không có chuyện đường vừa làm xong đã hư hỏng", ông Bảo cho hay.

Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy, chuyên gia giao thông cho rằng, rất nhiều tuyến đường nhánh ở trung tâm Thủ đô từ lâu đã xuống cấp, gồ ghề, gây mất mỹ quan, chưa kể nguy cơ mất an toàn cao.

"Việc sửa chữa đường lần này đảm bảo kịp thời, được quan tâm thực hiện nhiều hơn so với những năm trước đây", bà Thủy đánh giá và góp ý thêm, hiện tại vẫn còn một số vị trí trên các tuyến đường Phạm Hùng, Tố Hữu, Lê Văn Lương, Giảng Võ… có dấu hiệu xuống cấp. Vì thế, thành phố cần sớm xem xét, bố trí ngân sách để cải tạo.

Đại diện phía Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội cũng cho biết, đặc thù các công trình giao thông Hà Nội phải thi công vào ban đêm. Tuy nhiên, đơn vị vẫn đều đặn cử giám sát giàu kinh nghiệm kiểm soát từng hạng mục của dự án.

MINH THƯ (T/h)

Tags Hà Nội giao thông tuyến đường hạ tầng giao thông

Các tin khác

Chiều 19/4, HĐND TP.Hội An (khóa XII) tổ chức Kỳ họp thứ 11 nhằm điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, kế hoạch năm 2024 và điều chỉnh một số nội dung của dự án thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm.

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục