TP Hồ Chí Minh: Đánh giá kết quả chuyển đổi mô hình thu gon rác dân lập

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/12/2023 | 9:29:19 AM

QLMT - TP Hồ Chí Minh đã hoàn thành chuyển đổi lực lượng thu gom rác dân lập thành các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng vẫn còn một số thách thức.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh vừa công bố kết quả thực hiện Nghị quyết số 03/2017 của HĐND TP Hồ Chí Minh về công tác bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải. Báo cáo tiết lộ rằng thành phố đã hoàn thành mục tiêu chuyển đổi lực lượng thu gom rác dân lập thành các hợp tác xã hoặc doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhưng còn một số thách thức cần vượt qua.


TP Hồ Chí Minh hiện có 204 công ty tư nhân thu gom rác, 36 hợp tác xã và 1 Liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác. Ảnh: TL

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, đến nay, thành phố Thủ Đức và 19/21 quận, huyện đã hoàn thành chỉ tiêu chuyển đổi mô hình thu gom rác. Hai quận chưa đạt chỉ tiêu là quận Tân Phú (đạt 98,72%) và quận 5 (85,14%). Hiện có 35 tổ, đường dây thu gom rác chưa có tư cách pháp nhân đang hoạt động trên địa bàn thành phố.

Cụ thể có 2.653 tổ, đường dây thu gom rác dân lập đã tham gia chuyển đổi mô hình. Tuy nhiên, vẫn còn 35 tổ, đường dây chưa có tư cách pháp nhân đang hoạt động, gây khó khăn cho quá trình thực hiện Nghị quyết.

Toàn thành phố hiện có 204 công ty tư nhân thu gom rác, 36 hợp tác xã và 1 Liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã nêu rõ một số khó khăn và vướng mắc khiến quá trình chuyển đổi mô hình thu gom rác gặp trở ngại. Cụ thể, các hộ vệ sinh dân lập bày tỏ lo ngại khi thực hiện chuyển đổi vì phải tuân theo nhiều quy định mới, bao gồm báo cáo thuế, báo cáo thống kê, và chế độ bảo hiểm cho người lao động.

Mức phạt tiền hành vi vi phạm hành chính của tổ chức cao hơn 2 lần so với cá nhân là một trong những bất cập khác khiến nhiều đơn vị chần chừ tham gia chuyển đổi. Ngoài ra, do địa bàn thu gom nhỏ, nhiều đơn vị chưa thực sự chuyển đổi mô hình hoạt động.

Lực lượng thu gom rác dân lập hiện nay mang tính tự phát và thường chuyển nhượng qua nhiều đời chủ, tạo ra sự không rõ ràng về quyền sở hữu. Đa số người thu gom rác là những người từ nơi khác đến, với trình độ học vấn không cao, gây khó khăn trong việc hợp nhất và tổ chức thành các đơn vị có tư cách pháp nhân.

Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết Luật Hợp tác xã số 17/2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2024. Vì vậy, sở sẽ tiếp tục nghiên cứu và tham mưu nội dung các chính sách hỗ trợ nhằm giảm bớt khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia chuyển đổi mô hình thu gom rác dân lập.

LÂM HÀ


Tags TP Hồ Chí Minh chuyển đổi mô hình thu gon rác dân lập thu gom rác quản lý chất thải

Các tin khác

Ngày 15/5 tại Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn đã có buổi làm việc quan trọng với ông Frank Rijsberman - Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu (GGGI) cùng đoàn công tác.

Nghiên cứu để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản định cư như một hệ sinh thái do con người trải hàng trăm năm xây nền văn minh cho mình, vì thế thông thái hơn các ông bà hôm nay đang tập làm quy hoạch...

Chỉ số Xanh cấp tỉnh 2023 (PGI) cho thấy, bức tranh “xanh hoá” ở 63 tỉnh, thành Việt Nam được triển khai chưa đồng đều, nơi sáng – nơi tối, nơi cấp thiết- nơi chậm chạp…

Để giải quyết bài toán ngập, một trong những giải pháp trọng tâm là lập đồ án điều chỉnh Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt đô thị TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục