Ninh Thuận: Dự kiến thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/11/2023 | 3:16:52 PM

QLMT - Ninh Thuận đang lên kế hoạch thành lập Khu Kinh tế Ven Biển ở phía Nam tỉnh, với diện tích dự kiến là 43.000 hecta, thuộc vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh.

Mới đây, theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ninh Thuận dự kiến thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh.


Ảnh minh họa/Nguồn: Internet

Khu kinh tế phía Nam tỉnh Ninh Tuận dự kiến có quy mô dự kiến khoảng 43.900 ha) thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tỉnh Ninh Thuận, nằm trên địa bàn các huyện Thuận Nam và Ninh Phước (theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV và Nghị quyết 15-NQ-TU ngày 11/1/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2025 và Thông báo số 171/TB-VPCP ngày 8/6/2022, Thủ tướng Chính phủ).

Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận là động lực tăng trưởng mới của tỉnh với các dự án động lực, có quy mô lớn như cảng và dịch vụ cảng, logistics, năng lượng, năng lượng tái tạo, các ngành công nghiệp nặng, quy mô lớn, các khu đô thị hiện đại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Khu kinh tế ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận được thành lập khi đủ điều kiện theo quy định và đảm bảo về chỉ tiêu sử dụng đất Quốc gia được phân bổ để khai thác tiềm năng lợi thế về kinh tế biển nhằm huy động tối đa nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

TUỆ LÂM

Tags Ninh Thuận Khu kinh tế ven biển Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Các tin khác

Để phát triển đô thị theo mô hình đô thị carbon thấp trong bối cảnh chưa có đủ tiêu chuẩn, tiêu chí và hành lang pháp lý như hiện nay, các đô thị sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình xây dựng và phát triển.

Tốc độ đô thi hóa nhanh, kéo theo đó là những nguy cơ về ô nhiễm môi trường ngày càng hiện hữu. Nhận thức được vấn đề trên, trong những năm qua, công tác xây dựng đô thị xanh, bền vững luôn là một trong những nhiệm vụ được cán bộ, Nhân dân TP Hà Nội.

Chương trình phát triển đô thị tỉnh Lâm Đồng giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng hệ thống đô thị tỉnh phát triển theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

Sông Hồng sẽ trở thành trục không gian xanh, vừa thay đổi diện mạo ấn tượng cho những vùng đất hai bên bờ sông, vừa lan toả, tạo động lực phát triển cho thành phố Hà Nội và cả vùng Thủ đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự