QLMT - TP Hồ Chí Minh đang thực hiện xây dựng 67 nhà chờ xe bus, 196 trụ dừng xe bus dọc tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng công bố kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến bus với nhà ga thuộc tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Cụ thể, dự án sẽ xây dựng 67 nhà chờ xe bus, 196 trụ dừng xe bus tại 11 vị trí lân cận các nhà ga và dọc 2 bên các tuyến đường thuộc mạng lưới tuyến xe bus kết nối với các nhà ga của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên.
Bên cạnh đó, 5 bãi đỗ phục vụ cho phương tiện cá nhân của hành khách sẽ được bố trí lân cận các nhà ga gồm công viên Văn Thánh, Thảo Điền, Rạch Chiếc, Phước Long, Bình Thái. Thành phố cũng có kế hoạch xây dựng mới các bãi dừng, đỗ cho các phương tiện công cộng tại 2 vị trí lân cận nhà ga công viên Văn Thánh, Bình Thái.
Với dự án này, TP Hồ Chí Minh đã dành ra gần 100 tỷ đồng và ưu tiên thời gian thi công, hoàn thiện vào thời điểm tuyến tàu điện trên cao đầu tiên của thành phố chính thức đưa vào khai thác.
TPHCM đang thực hiện xây dựng 67 nhà chờ xe bus, 196 trụ dừng xe bus dọc tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên. (Ảnh: Internet)
Cầu bộ hành đầu tiên trong 9 cầu của tuyến Metro số 1 tại TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu được lắp đặt tại nhà ga Khu Công nghệ cao, TP Thủ Đức. Cầu bộ hành này được thi công từ 0 - 4h vào những ngày cuối tuần để không ảnh hưởng các xe lưu thông.
Tuyến Metro số 1 có 11 nhà ga trên cao, trong đó 2 nhà ga đã có cầu. Với 9 nhà ga còn lại, đơn vị thi công đang xây cầu bộ hành tại 5 nhà ga. 4 nhà ga còn lại đang chờ di dời điện, hệ thống cấp thoát nước và viễn thông. Dự kiến cầu bộ hành tại ga Khu Công nghệ cao sẽ hoàn thành trong tháng 11/2023.
Hiện dự án Metro số 1 đã đạt 97% khối lượng, nhiều lần chạy thử toàn tuyến. Dự kiến hoàn thành thi công vào cuối năm nay.
TUỆ LÂM
Tags
TP Hồ Chí Minh
trạm xe bus
tuyến Metro
giao thông
Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.
Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.
Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.
Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.