Xây dựng bộ chỉ số chung cho phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/10/2023 | 3:59:21 PM

QLMT - Dự án VKC nhằm mục đích thành lập một trung tâm chuyên nghiệp thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến để đóng góp vào sự phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam.

Sáng ngày 24/10/2023, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC/Học viện), Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc đã tổ chức Hội nghị sơ kết năm 2023 phía Hàn Quốc Dự án "Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” (gọi tắt là Dự án VKC).

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan thuộc Bộ Đất đai, hạ tầng và giao thông Hàn Quốc; Bộ Xây dựng Việt Nam có đại diện Cục Phát triển Đô thị, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, các chuyên gia và một số đơn vị liên quan.

Ông Park Jin Hong – tham tán về xây dựng và giao thông, ĐSQ Hàn Quốc phát biểu tại Hội nghị
Ông Park Jin Hong – tham tán về xây dựng và giao thông, ĐSQ Hàn Quốc phát biểu tại Hội nghị

Ngày 12/5/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 38/QĐ-BXD Phê duyệt văn kiện hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thực hiện Dự án "Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng”. Dự án VKC nhằm mục đích thành lập một trung tâm chuyên nghiệp thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến để đóng góp vào sự phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, từng bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển đô thị thông minh bền vững đến năm 2030 và tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung, giữa Bộ Xây dựng Việt Nam – Bộ Đất đai, hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc nói riêng. Dự án VKC được triển khai thực hiện sẽ góp phần đẩy nhanh công tác thực hiện Đề án 950 thông qua việc xây dựng Hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam và các hoạt động tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ về đô thị thông minh. 

Ông Lê Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị (BXD) mong muốn thông qua dự án sẽ hỗ trợ thực hiện một bộ chỉ số chung cho xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam
Ông Lê Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị (BXD) mong muốn thông qua dự án sẽ hỗ trợ thực hiện một bộ chỉ số chung cho xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam

Ông Lê Hoàng Trung – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng nhấn mạnh: Chúng tôi mong muốn thông qua dự án sẽ hỗ trợ việc phát triển đô thị thông minh của Việt Nam một cách hiệu quả. Bộ chỉ số đô thị thông minh là nội dung rất quan trọng, Cục Phát triển Đô thị thời gian qua đã phối hợp 3 bên triển khai rất hiệu quả, điển hình là tiến hành xây dựng Bộ chỉ số gồm 60 chỉ số phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin truyền thông Việt Nam sẽ phối hợp thống nhất làm một bộ chỉ số chung cho xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam. Đây là nội dung ban hành cho tất cả các địa phương trên cả nước triển khai trong thời gian tới.

Ngay sau khi Văn kiện Dự án được phê duyệt, nhiều nội dung nghiên cứu đã được các đơn vị phía Hàn Quốc triển khai thực hiện, chia sẻ các kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển đô thị thông minh, so sánh với bộ chỉ số đô thị thông minh Việt Nam, từ đó bước đầu đưa ra một số khuyến nghị bộ chỉ số cho quy trình công nhận đô thị thông minh. Các kinh nghiệm của phía Hàn Quốc trong việc lồng ghép những giải pháp công nghệ, hướng tiếp cận mới để thí điểm vào một khu vực Quy hoạch phân khu đã được đặt ra và bước đầu đã lựa chọn được địa bàn để thí điểm tại Việt Nam. Trên cơ sở các định hướng khuyến nghị về việc hoàn thiện pháp lý, thí điểm vào quy hoạch đô thị của Việt Nam, các mô hình, giải pháp công nghệ cụ thể sẽ được trình diễn tại Trung tâm hợp tác Việt-Hàn (VKC). Mô hình thiết kế Trung tâm VKC bước đã được các chuyên gia Hàn Quốc phối hợp với phía Việt Nam để đưa ra ý tưởng cũng như từng bước hoàn thiện thiết kế để triển khai đầu tư lắp đặt. Các kết quả nghiên cứu sẽ được tích hợp vào nội dung chương trình và tài liệu đào tạo về đô thị thông minh, triển khai đào tạo bồi dưỡng thí điểm trong năm 2023 cho các đơn vị, địa phương tại Việt Nam để từng bước hiện thực hóa Đề án 950 của Chính phủ về phát triển đô thị Việt Nam thông minh bền vững.


KTS. Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện AMC, Giám đốc Dự án VKC trao đổi những nội dung các bên cùng phối kết hợp thực hiện trong thời gian tới

Dù năm tài khóa của Hàn Quốc kết thúc vào cuối tháng 10 hàng năm, năm tài khóa của Việt Nam kết thúc vào cuối tháng 12 nhưng hai bên đã phối kết hợp tích cực để thực hiện hiệu quả Dự án. Năm 2023, cả 4 hợp phần chính của Dự án là: Xây dựng Hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam; Thí điểm lập quy hoạch tổng thể đô thị thông minh;  Thành lập Trung tâm VKC (Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng); Tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ và hợp tác đào tạo về đô thị thông minh đều được tích cực triển khai và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bà Phạm Thị Hồng My – Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Bộ Xây dựng trao đổi: Là thành viên tham gia dự án ngay từ thời kỳ đầu hoạt động còn rất khó khăn vì phải làm việc trực tuyến, nhưng đến hôm nay tôi rất vui mừng vì Dự án đạt theo đúng mục tiêu, tiến độ đề ra. Có được kết quả như vậy là sự phối kết hợp làm việc tích cực của các cơ quan hai nước. Tôi hy vọng các kết quả đạt được trong năm nay sẽ tạo động lực thúc đẩy để hai bên đạt được các những quả đề ra trong thời gian tiếp theo. Xin cảm ơn Chính phủ Hàn Quốc, Bộ đất đai, hạ tầng và giao thông Hàn Quốc, Đại Sứ quán Hàn Quốc và các đơn vị trực tiếp thực hiện đã luôn hỗ trợ tích cực để dự án thành công.


Ông Park Jae Huyn – Giám đốc Dự án VKC phía Hàn quốc trình bày báo cáo sơ kết Dự án năm 2023

Ông Park Jae Huyn – Giám đốc Dự án VKC phía Hàn quốc trình bày báo cáo sơ kết năm 2023 với các kết quả nổi bật như: Hoàn thành dự án thí điểm 3D, Thiết kế, xây dựng khu An Vân Dương – TP Huế là khu đô thị mẫu, điển hình về đô thị thông minh gồm giao thông thông minh, an ninh an toàn trong đô thị; đô thị thông minh với năng lượng thân thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, du lịch thông minh, truyền thông thông minh,… Xây dựng Ebook luôn cập nhật nội dung mới, các video giảng dạy về đô thị thông minh tại Việt Nam; Thực hiện đào tạo bồi dưỡng về đô thị thông minh theo hướng đào tạo mới với phương pháp tổng hợp và phân tích bám sát yêu cầu phía Việt Nam. Cuốn từ điển từ ngữ chuyên ngành gồm 800 từ về đô thị thông minh gồm 3 thứ tiếng: Anh – Hàn Quốc và Việt Nam. Dự án đã và đang tiến hành xây dựng Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn gồm 1.600 m2 tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị gồm khu triển lãm công nghệ, khu đào tạo có phòng học thông minh, khu vực trải nghiệm công nghệ thông minh 3D, các không gian làm việc, thảo luận, hợp tác trao đổi công nghệ kỹ thuật đô thị thông minh ở Tây Hồ Tây. Đây là khu dự án có diện tích 860 ha, xây dựng khu living lab để giới thiệu cho người dân về những  hệ thống an toàn và công nghệ kỹ thuật số digital, trong đó có những tòa nhà cộng đồng lắp đặt công nghệ thông minh để người dân trải nghiệm và nâng cao nhận thức, ngoài ra còn có nhà chờ thông minh và hệ thống đèn báo thông minh tại các giao lộ để giảm thiểu va chạm và tai nạn giao thông, cột quảng cáo... phòng living lab triển lãm những mô hình công nghệ 3D kết hợp hiệu ứng ánh sáng,...

Các đại biểu tham luận tại Hội nghị đều khẳng định: Dự án đang đi đúng mục tiêu và khối lượng đặt ra. Dự án sẽ tạo cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Ông Lưu Đức Minh – Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Giám đốc Dự án VKC phía Việt Nam và các đơn vị liên quan của hai nước đã trao đổi những nội dung các bên cùng phối kết hợp thực hiện sao cho thật hiệu quả trong thời gian tới.

Việc Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Hàn Quốc cho lĩnh vực phát triển đô thị thông minh thông qua Dự án hỗ trợ kỹ thuật này thực sự cần thiết và hữu ích trong bối cảnh Việt Nam đang ở bước đầu xây dựng đô thị thông minh. Dự án sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành, công tác lập quy hoạch phát triển đô thị trên toàn quốc một cách bền vững thông qua: (i) xây dựng hướng dẫn về đô thị thông minh và thí điểm áp dụng quy trình công nhận đô thị thông minh; (ii) thực hiện thí điểm thành công quy hoạch tổng thể đô thị thông minh; (iii) tăng cường năng lực, trao đổi và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị thông minh để tiến tới hình thành được chuỗi đô thị thông minh trên phạm vi cả nước vào năm 2030. Bên cạnh đó, kết quả của Dự án sẽ mang lại những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho Việt Nam nói chung và Bộ Xây dựng nói riêng trong việc triển khai Đề án 950 "Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đọan 2018-2025 và định hướng đến năm 2030”.

TUẤN ANH

Tags đô thị thông minh bộ chỉ số chung phát triển đô thị Bộ Xây dựng hội nghị

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục