Thái Nguyên: Triển khai đô thị thông minh phải đảm bảo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/7/2023 | 10:07:59 AM

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 4/7 về việc triển khai công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển đô thị thông minh và Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tại các địa phương.

Thành phố Sông Công là địa phương thứ 2 của tỉnh Thái Nguyên khai trương và đưa vào sử dụng IOC.
Thành phố Sông Công là địa phương thứ 2 của tỉnh Thái Nguyên khai trương và đưa vào sử dụng IOC.

Ngày 11/10/2022 trở thành dấu mốc quan trọng của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên khi địa phương này chính thức khai trương Dự án Trung tâm điều hành đô thị thông minh và hệ thống camera giám sát trật tự an toàn đô thị trên địa bàn với tổng mức đầu tư 44,9 tỷ đồng.

Từ đó đến nay, việc triển khai công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) phát triển đô thị thông minh và Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) đã và đang được thực hiện tại hai thành phố: Phổ Yên - Sông Công.

Trên cơ sở thực tiễn, ngày 4/7/2023 Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục có chỉ đạo cụ thể. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu: Nội dung triển khai cần tập trung vào công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh để giải quyết các vấn đề căn cơ, bài toán lớn của đô thị như giao thông, năng lượng, môi trường... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và quản lý đô thị hiệu quả, tinh gọn.

Bám sát 7 nhóm nhiệm vụ ưu tiên triển khai theo lộ trình tại Đề án 950 và phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương. Tuân thủ Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thái Nguyên phiên bản 2.0 và phiên bản cập nhật năm 2022, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thái Nguyên tại Quyết định số 4394/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, phát triển đô thị thông minh phải tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ chuyên ngành về việc thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông phục vụ phát triển đô thị thông minh và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, quyền riêng tư theo quy định của pháp luật.

Thực hiện truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về lợi ích mang lại của đô thị thông minh để người dân, doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng.

Đối với việc triển khai Trung tâm IOC, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên lưu ý các địa phương: Phải xác định rõ sự cần thiết, mục tiêu, yêu cầu cụ thể. Chưa thực hiện đầu tư khi chưa bảo đảm sẵn sàng các yếu tố cần thiết cho việc duy trì, vận hành và chưa xác định rõ các tiêu chí, chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả triển khai.

Các địa phương cần cân nhắc việc triển khai phòng giám sát, điều hành với hệ thống màn hình hiển thị (Dashboard) nếu chỉ hiển thị các thông tin, dữ liệu mang tính thống kê, tổng hợp; tập trung hình thành hạ tầng dữ liệu, xây dựng và thực thi chiến lược phát triển dữ liệu (dữ liệu là yếu tố cốt lõi của Trung tâm IOC). Ưu tiên các chức năng thông minh, có tính đổi mới, sáng tạo như phân tích dữ liệu lớn để hỗ trợ ra quyết định trong triển khai Trung tâm IOC. Yêu cầu thực hiện đánh giá hiệu quả triển khai để tránh tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro lãng phí trong triển khai.

Để thực hiện tốt các việc trên, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn chi tiết việc tích hợp, khai thác thông tin các dịch vụ đô thị thông minh tại Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định. Đồng thời, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh triển khai giải pháp Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) tỉnh Thái Nguyên đảm bảo phủ hợp, hiệu quả, đúng quy định.

Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị địa phương nâng cao vai trò trong phát triển đô thị thông minh tại địa phương; bám sát chỉ đạo của Bộ Xây dựng, hướng dẫn 3 thành phố triển khai đồng bộ các nội dung về quy hoạch và quản lý đô thị thông minh theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tính Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực tiếp vào cuộc để xác định tầm nhìn, chiến lược dài hạn cho phát triển đô thị thông minh tại địa phương. Trực tiếp chỉ đạo tổ chức triển khai và giám sát, đánh giá kết quả, hiệu quả triển khai đô thị thông minh tại địa phương đảm bảo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

Theo Nguyễn Thành/Báo Xây dựng

Tags Thái Nguyên đô thị thông minh công nghệ thông tin

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục