Cần Thơ bố trí gần 1.500 tỷ đồng cho 5 dự án trọng điểm

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/3/2023 | 3:14:52 PM

QLMT - Mới đây, UBND TP. Cần Thơ vừa có quyết định giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công 2023 các nguồn vốn ngân sách địa phương, với tổng số vốn hơn 1.481 tỷ đồng cho 5 dự án.

Trong đó, UBND thành phố giao hơn 1.361 tỷ đồng cho 4 dự án do thành phố quản lý, bao gồm: Dự án thành phần 2 của dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1 được giao 1.000 tỷ đồng.

Dự án Đường vành đai phía Tây được giao 100 tỷ đồng. Dự án Phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị được giao hơn 198 tỷ đồng. Dự án Kè sông Cần Thơ – Ứng phó biến đổi khí hậu được giao 62,5 tỷ đồng.

Đối với 120 tỷ đồng còn lại được giao cho UBND huyện Vĩnh Thạnh quản lý để thực hiện dự án đường nối từ đường dẫn cầu Vàm Cống đến khu công nghiệp Vĩnh Thạnh.



Ảnh minh họa/Nguồn: Internet.

Dự án thành phần 2 (đoạn qua Cần Thơ) thuộc dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là một trong hai dự án trọng điểm của trung ương trên địa bàn TP Cần Thơ. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư thành phố làm chủ đầu tư, có chiều dài hơn 37 km, đi qua 3 huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai; tổng mức đầu tư được phê duyệt hơn 9.721 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương.

Hiện nay các huyện đang khẩn trương thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho các trường hợp bị ảnh hưởng, dự kiến đến 30/6/2023 sẽ bàn giao mặt bằng đạt 70% để phục vụ thi công tuyến cao tốc, 30% mặt bằng còn lại sẽ bàn giao vào cuối năm 2023.

Còn dự án Đường Vành đai phía Tây (nối QL91 và QL61C): Dự án do Sở GTVT Cần Thơ làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 3.837 tỷ đồng, là dự án thuộc nhóm A, loại dự án công trình đô thị. Kế hoạch vốn năm 2023 được giao cho dự án là hơn 475 tỷ đồng.

Đường Vành đai phía Tây TP Cần Thơ có chiều dài toàn tuyến trên 19km, trong đó điểm đầu giao với QL91 và đường tỉnh 922, điểm cuối giao với QL61C, trên tuyến có 49 cây cầu. Tỷ lệ giải phóng mặt bằng đã thực hiện được khoảng 30%...

Hoài Thu

Tags Cần Thơ Bố trí 1500 tỷ đồng 5 dự án trọng điểm

Các tin khác

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự