Thành phố Nha Trang là đô thị biển có tính chất quốc gia, quốc tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/3/2023 | 4:12:45 PM

QLMT - Mục tiêu phát triển của TP Nha Trang là nâng cao vị thế thương hiệu quốc tế của thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển, bước đầu trở thành một thành phố thương mại, tài chính tầm vóc quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Ngày 28/3, Hội nghị thẩm định đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đến năm 2040 đã diễn ra tại trụ sở Bộ Xây dựng. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn làm Chủ tịch Hội đồng.

Theo đồ án, phạm vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch: Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp Quốc lộ 1 - đoạn qua huyện Diên Khánh; phía Nam giáp huyện Cam Lâm.



Một góc TP Nha Trang. Ảnh: Shutterstock

Tính chất của đô thị Nha Trang là đô thị biển quốc gia và quốc tế, là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo giáo dục, đào tạo và y tế của tỉnh Khánh Hoà; đồng thời là trung tâm du lịch, thương mại - tài chính, dịch vụ hàng hải của vùng Nam Trung Trung Bộ và cả nước; có vai trò và vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

Quy mô dân số dự báo đến 2030 khoảng 640.000 người; đến năm 2040 khoảng 780.000 người.

Quy mô đất đai của TP Nha Trang đến năm 2030, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 11.329 ha; trong đó đất dân dụng khoảng 6.500-7.200 ha; đến năm 2040, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 12.325 ha; trong đó đất dân dụng khoảng 7.200-8.500 ha.

Các định hướng phát triển đô thị chính: Bảo vệ môi trường và thích ứng với BĐKH, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên; phát triển cấu trúc đô thị phù hợp với điều kiện văn hoá - xã hội - nhân văn; tiếp tục phát huy tiềm năng, nâng cao vị thế, chất lượng phát triển du lịch, dịch vụ và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch; đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, phát triển kinh tế bền vững; phát triển thành phố thông minh, áp dụng tiêu chuẩn công trình xanh.

Về không gian đô thị tổng thể, nâng cao chất lượng và giá trị các không gian đô thị hiện có; xây dựng và tổ chức hệ thống hạ tầng xanh, không gian mở; tổ chức không gian đô thị phù hợp với quy luật kinh tế; tổ chức đô thị đa trung tâm, với trung tâm chính là dải đô thị ven biển và các khu trung tâm khác; phát triển các khu dịch vụ - du lịch và đô thị sinh thái trên núi; ưu tiên tái định cư tại chỗ; khuyến khích việc hiến đất để xây dựng các công trình công cộng…

Tại Hội nghị, đơn vị tư vấn đã trình bày tổng quan tình hình thực hiện quy hoạch chung 2012, giải trình thêm một số nội dung của quy hoạch mới, đặc biệt là sự tiếp nối các định hướng của quy hoạch tỉnh đặt ra cho quy hoạch TP Nha Trang…

Các thành viên Hội đồng cũng đã đóng góp nhiều ý kiến để tỉnh và đơn vị tư vấn hoàn thiện đồ án, như làm rõ hơn mối liên hệ của TP Nha Trang với các địa phương trong tỉnh, liên vùng và quốc tế; căn cứ quy đổi khách du lịch; xác định quy mô cây xanh hợp lý, nhất là ở đô thị trung tâm; xác định chiều cao công trình theo khu vực, bổ sung hạng mục đường sắt đô thị cho tương lai…

Bên cạnh đó, là một số ý kiến thành viên Hội đồng, chuyên gia liên quan đến việc xem xét bổ sung tiêu chí của TP trực thuộc Trung ương; làm rõ liên kết về giao thông với cao tốc Bắc Nam và các tuyến giao thông quốc gia; bổ sung dự báo về nhu cầu giao thông, vận tải hàng hoá; đánh giá hạ tầng kỹ thuật theo từng giai đoạn quy hoạch; bổ sung các tuyến đường thuỷ các sông và kết nổi các đảo; làm rõ công nghệ xử lý chất thải rắn…



Nha Trang được định hướng trở thành một nơi "đáng sống, làm việc và du lịch”, có môi trường xanh, sạch và phát triển bền vững. Ảnh Reatimes

Đồng thời rà soát, bổ sung nội dung hạ tầng không gian ngầm; các chương trình, dự án ưu tiên cần có thông số cụ thể hơn, nhất là các dự án hạ tầng kỹ thuật…; quy hoạch cần đảm bảo không ảnh hưởng đến di sản, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh, tỉnh Khánh Hòa và tư vấn cần tập trung đánh giá rất kỹ quy hoạch cũ trước khi đề xuất quy hoạch mới; bổ sung các căn cứ pháp lý liên quan và tuân thủ các căn cứ này trong toàn bộ đồ án.

Thứ trưởng cũng lưu ý, cần làm rõ ranh giới, phạm vi nghiên cứu, bổ sung phạm vi biển, đảo vào quy hoạch; xác định rõ, thống nhất diện tích phần đất liền; làm rõ cơ sở các dự báo về dân số, đất đai, đảm bảo các nguyên tắc về quy chuẩn, bố trí đất cây xanh, đất công trình công cộng, hạ tầng phù hợp với tính chất và chiến lược của tỉnh.

Cùng với đó, cần xác định mối liên kết của TP Nha Trang với các đô thị xung quanh, và với quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng; rà soát hạ tầng giao thông, bổ sung nội dung về không gian ngầm; làm rõ hơn thế nào là đô thị đa trung tâm.

Thứ trưởng đề nghị tỉnh Khánh Hòa rà soát lại các dự án trong phạm vi quy hoạch đã thực hiện để có những đánh giá phù hợp với hiện trạng; lưu ý tính kế thừa các quy hoạch trước đây; ngoài ra đơn vị tư vấn cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý của đại diện Bộ, ngành, thống nhất thuật ngữ để có cách hiểu chung và triển khai đồng bộ các nội dung quy hoạch.

Theo Tạp chí xây dựng

Tags Thành phố Nha Trang Đô thị biển Tính chất quốc gia quốc tế

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục