TP.HCM lập hai ban quản lý đô thị Thủ Thiêm, Tây Bắc

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/3/2023 | 4:42:26 PM

QLMT - Hai ban quản lý này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển đô thị Thủ Thiêm, Tây Bắc; đề xuất danh mục, loại nguồn vốn và lộ trình thực hiện các dự án đầu tư.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm và Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Tây Bắc.

Cụ thể, quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm (Ban Quản lý phát triển đô thị Thủ Thiêm) trên cơ sở sáp nhập Trung tâm Dịch vụ- tư vấn đầu tư, xây dựng Thủ Thiêm trực thuộc Ban Quản lý đầu tư- xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và tổ chức lại ban này. Trụ sở mới của ban đặt tại phường Cô Giang, quận 1.



Ảnh minh hoạ 

Đồng thời, quyết định thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị Tây Bắc trên cơ sở sáp nhập Trung tâm dịch vụ, tư vấn đầu tư xây dựng trực thuộc Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị Tây Bắc TP và tổ chức lại ban này. Trụ sở mới của ban đặt tại huyện Củ Chi.

Cả hai ban có chức năng, nhiệm vụ tương tự nhau nhưng mỗi ban sẽ quản lý mỗi vùng phát triển.

Cả hai ban sẽ giúp UBND TP thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm và khu vực phát triển đô thị Tây Bắc.

Cụ thể, giúp TP quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kĩ thuật chung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được UBND TP giao; thực hiện một số nhiệm vụ khác về triển khai khu vực phát triển đô thị Thủ Thiêm được UBND TP giao.

Cả hai ban chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các sở quản lý chuyên ngành TP.

Mỗi ban đều có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch năm năm, hằng năm để thực hiện khu vực phát triển đô thị tùy vào mỗi vùng.

Ban có nhiệm vụ đề xuất danh mục, loại nguồn vốn và lộ trình thực hiện các dự án phát triển đô thị trong khu vực này, trình UBND TP phê duyệt. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng; thực hiện tư vấn về quy hoạch, xây dựng, quản lý dự án…

Mỗi ban sẽ gồm một trưởng ban và không quá ba phó trưởng ban, do Chủ tịch UBND TP bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 14-3. Việc bàn giao được hoàn thành trong vòng sáu tháng kể từ ngày có quyết định thành lập có hiệu lực.

Trước đó, TP.HCM từng có chỉ đạo sáp nhập ba ban quản lý: Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm được thành lập năm 2001, sau đó ba năm, Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị Tây Bắc cũng được hình thành.

Năm 2018, UBND TP.HCM ban hành đề án "Sắp xếp lại các ban quản lý các dự án của thành phố, quận, huyện, ban quản lý đầu tư các khu đô thị, ban quản lý đầu tư các dự án ODA”.

Theo đề án này, TP.HCM có 44 ban quản lý đầu tư xây dựng. Dù đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng mô hình tổ chức nói trên làm nguồn vốn đầu tư của TP dàn trải. Khiến nhiều dự án bị hoãn hoặc giãn tiến độ thực hiện, đội vốn đầu tư lên cao.

Lãnh đạo UBND TP thời điểm đó đã chỉ đạo sáp nhập ba ban quản lý đầu tư - xây dựng tại ba khu đô thị mới Thủ Thiêm, Nam TP và Tây Bắc. Tuy nhiên, đến nay việc sáp nhập này vẫn chưa được triển khai.

Anh Minh


Tags TP.HCM Lập hai ban quản lý đô thị Thủ Thiêm Tây Bắc

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục