TP.HCM: Cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát góp phần chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/2/2023 | 3:28:30 PM

QLMT - Ngày 23/2/2023, TP.HCM tổ chức khởi công Dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn).

Tổng mức đầu tư của dự án là 8.200 tỷ đồng được TP.HCM đặc biệt quan tâm vì góp phần rất lớn vào việc chỉnh trang đô thị.

Theo Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM)  đến nay, 9 gói thầu xây lắp với tổng giá trị hơn 6.790 tỷ đồng đã lựa chọn được đơn vị thi công.

Đầu tháng 2/2023, 9 gói thầu bảo hiểm cho 9 gói thầu xây lắp cũng đã hoàn tất công tác đấu thầu. Bên cạnh đó, hàng loạt gói thầu tư vấn giám sát đã chọn được nhà thầu thực hiện. "Đến thời điểm hiện tại, Dự án đã đủ điều kiện để khởi công. Địa phương, Chủ đầu tư và các nhà thầu đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác thi công Dự án.



Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên dài 32,7 km, góp phần chống úng ngập cho diện tích 14.900 ha, đồng thời chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường. Ảnh: Minh Quân

Theo chủ đầu tư, 2 gói thầu xây lắp có giá trị trên 1.000 tỷ đồng đã chọn được nhà thầu gồm: Gói thầu XL-01 Đoạn từ rạch Nước Lên đến cầu Đường C (K0+000 ÷ K4+000, L =4.000m) có giá trúng thầu 1.083,252 tỷ đồng; Gói thầu XL-09 Đoạn từ cầu Trường Đai đến sông Sài Gòn (K23+100 ÷ K31+464, L=8.364m, bờ hữu) có giá trúng thầu 1.058,854 tỷ đồng. Hai gói thầu đều có thời gian thực hiện hợp đồng là 1.095 ngày.

Như vậy, sau 21 năm chuẩn bị với nhiều năm gián đoạn vì sắp xếp nguồn vốn, Dự án có tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng này đã chính thức khởi động giai đoạn thi công - giai đoạn quan trọng nhất của Dự án.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM cho biết, Dự án có phạm vi thi công rộng, trải dài trên địa bàn 7 quận, huyện gồm: huyện Bình Chánh, các quận Bình Tân, 12, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh với chiều dài toàn tuyến gần 32 km. Đến nay, 9 gói thầu xây lắp đều đã có mặt bằng sạch để thi công.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp cho biết, trên địa bàn Quận hiện vẫn còn một số hộ dân chưa được giải tỏa. Phần diện tích này nằm trong khu vực của gói thầu chưa lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên, thủ tục đền bù đang được Quận tập trung đẩy nhanh để sớm bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công.

"Có mặt bằng sạch thi công là điều kiện tối quan trọng để đội ngũ nhà thầu dồn sức, tập trung nhân sự, vật tư, thiết bị làm chủ tiến độ ngay từ khi phát lệnh khởi công, đảm bảo về đích đúng yêu cầu của Thành phố”, Công ty TNHH Khảo sát và Xây dựng công trình Thanh Tuấn đại diện Liên danh nhà thầu trúng Gói thầu XL-01 khẳng định.

Các nhà thầu tham gia thi công Dự án đều thể hiện quyết tâm, nỗ lực vượt mọi khó khăn, trở ngại đưa công trình về đích đúng hạn. "Thời điểm ký hợp đồng thi công có nhiều biến động về giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép, cát, đá… đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, với dự án trọng điểm này, nhà thầu sẽ chung sức đẩy nhanh tiến độ, coi trọng chất lượng để khẳng định năng lực thi công”, Công ty CP Xây dựng Thương mại Thới Bình - thành viên Liên danh nhà thầu trúng Gói thầu XL-09 cho biết.

Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên dài 32,7 km, gồm các hạng mục: xây dựng tuyến kè bờ kênh với tổng chiều dài 63,11 km; nạo vét kênh với chiều dài tuyến kênh 31,46 km, bề rộng đáy kênh từ 30 m trở lên (đoạn từ cảng Phú Định đến cầu Trường Đai) và trên 40 m (đoạn từ cầu Trường Đai đến sông Sài Gòn).

Cùng với cải tạo tuyến kênh, Dự án sẽ hình thành đường giao thông hai bên bờ kênh với tổng chiều dài 63,41 km, mặt đường rộng từ 7 - 12 m (chủ yếu là 12 m), vỉa hè rộng trên 3 m. Dự án cũng xây dựng 19 cống thoát nước, 12 bến thuyền và 3 cầu dọc tuyến…

Dự án có mục đích tiêu thoát nước mưa, chống úng ngập cho diện tích 14.900 ha, đồng thời chỉnh trang đô thị và cải thiện môi trường khu vực Dự án, tăng cường năng lực giao thông cho trục Bắc - Nam.

Hải Vân

Tags TPHCM Cải tạo kênh Tham Lương Bến Cát Chỉnh trang đô thị Cải thiện môi trường

Các tin khác

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự