Thành phố Hà Nội dự kiến đầu tư xây mới 48 chợ

  • Cập nhật: Thứ bảy, 4/2/2023 | 11:24:45 AM

QLMT - Theo Kế hoạch Phát triển và quản lý chợ trên địa bàn năm 2023, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ đầu tư xây mới 48 chợ; đầu tư, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 57 chợ.

Kế hoạch hướng tới huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn thành phố một cách tổng thể, đồng bộ cả ở các quận nội thành và các huyện ngoại thành, khắc phục tình trạng cơ sở vật chất các chợ đang xuống cấp, đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự... phục vụ tốt nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của thành phố; giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, tạo nguồn thu ngân sách bền vững cho các địa phương và thành phố.

Theo Kế hoạch, thành phố dự kiến đầu tư xây mới 48 chợ; đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 57 chợ. Cụ thể, đến hết năm 2023, 90% số chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng theo quy định; 100% số xã, phường, thị trấn chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào Danh mục chợ trên địa bàn; 100% số chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, văn minh thương mại...



100% số chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa phải bảo đảm tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm theo quy định. Ảnh: VGP/Thùy Linh

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện tập trung rà soát kỹ từng vụ việc khiếu kiện, làm rõ nguyên nhân, giải quyết dứt điểm các vụ việc có tụ tập đông người, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài liên quan đến công tác quản lý, kinh doanh khai thác chợ, trong đó, tập trung giải quyết các vụ việc chưa giải quyết xong.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài chính, an ninh trật tự... đối với các chợ trên địa bàn; làm tốt việc công khai các thông tin cho nhân dân hiểu, đồng thuận khi triển khai các chủ trương, chính sách đối với việc phát triển, quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn.

Rà soát, bổ sung các chợ trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, đảm bảo đủ điều kiện xác định dự án đầu tư có sử dụng đất tổ chức đấu thầu theo quy định, đáp ứng nhu cầu phát triển, nhu cầu kinh doanh, hạn chế sự phát triển các tụ điểm họp chợ trái phép trên địa bàn.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu đối với các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý.

Việc thực hiện Kế hoạch này nhằm góp phần phục vụ tốt nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên địa bàn và mục tiêu xây dựng nông thôn mới của thành phố; giải quyết các vấn đề dân sinh bức xúc, tạo nguồn thu ngân sách bền vững cho các địa phương và thành phố.

Tuệ Lâm

Tags Thành phố Hà Nội Dự kiến Đầu tư xây dựng mới 48 chợ

Các tin khác

Việc giảm thiểu rủi ro thiên tai đang được thế giới và các quốc gia quan tâm hàng đầu. Các mô hình giảm thiểu rủi ro thiên tai đã và đang được các quốc gia áp dụng một cách mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quy hoạch đô thị.

Chiều 17/9, TP Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức hội nghị tổng kết Chiến dịch 7 ngày đêm khắc phục hậu quả bão số 3.

Đô thị hóa và sự gia tăng dân số đô thị khiến con người ngày càng mất dần mối liên hệ với thiên nhiên.

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, UBND quận, huyện thường xuyên theo dõi tình hình mưa, bão để chủ động trong mọi tình huống; có kế hoạch, phương án xử lý thoát nước, chống ngập úng hiệu quả tránh tình trạng bị động gây thiệt hại về người và của.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục