Bộ Tài chính đề xuất giảm tiếp 30% tiền thuê đất

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/1/2023 | 3:25:49 PM

QLMT - Mức giảm tiền thuê đất theo đề xuất của Bộ Tài chính trong năm 2023 sẽ là 30%, tức là tương đương năm ngoái.

Tại dự thảo Quyết định Thủ tướng về giảm tiền thuê đất, mặt nước năm 2023 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến, cơ quan này đề xuất giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm nay cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân.

Bộ Tài chính cho biết hiện nay, các ngành như bất động sản, khai khoáng, nông nghiệp... đang gặp nhiều khó khăn; đồng thời chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine, tín dụng bị thắt chặt, cầu thị trường giảm, chi phí tiếp cận tài chính tăng.

"Đây là những ngành, lĩnh vực doanh nghiệp có sử dụng đất để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh", Bộ Tài chính đánh giá.



Bộ Tài chính đề xuất giảm tiếp 30% tiền thuê đất (Ảnh: Internet)

Theo đó, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, Bộ Tài chính trình Thủ tướng quyết định việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm tiền thuê đất như đã áp dụng trong những năm qua.

Mức giảm tiền thuê đất, mặt nước được tính trên số tiền thuê đất, mặt nước của năm 2023. Trường hợp người thuê đang được giảm hoặc khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định, thì mức giảm 30% này được tính trên số tiền thuê đất, mặt nước phải nộp sau khi đã giảm hoặc khấu trừ.

Năm 2022, theo số liệu của Bộ Tài chính, số tiền thuê đất được giảm (30%) là khoảng 3.500 tỷ đồng. Qua đó hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, để có thể sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh sau dịch.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ đầu tháng 1 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, năm nay sẽ tiếp tục các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về thuế, phí tương tự năm 2022 nhưng có điều chỉnh phù hợp thực tế.

An Nhiên


Tags Bộ Tài chính Đề xuất giảm tiếp 30% Tiền thuê đất

Các tin khác

Đô thị ngày càng nhiều, đến 2030 có tới 50% dân số Việt Nam (khoảng 55 triệu người) bước vào đô thị. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất thành phố Ninh Bình có thể sở hữu.

Trong bối cảnh nhu cầu thiết yếu của người dân về nước sạch, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) và các đơn vị cấp nước thành viên đã thống nhất thủ tục đăng ký, cắt chuyển định mức nước sinh hoạt theo số định danh cá nhân.

Một số vườn hoa - công viên được hoàn thành xây mới, cải tạo gần đây khiến cộng đồng có nhiều ý kiến tranh luận về chất lượng và hiệu quả sử dụng. Bài toán đặt ra lúc này chính là thiết lập các tiêu chí và chính sách để nâng cao hiệu quả xây mới, cải tạo hệ thống vườn hoa - công viên nội đô.

Sáng ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
 
Thời sự